Khoảng 2 năm nay, người chơi cây cảnh ở Sài Gòn phát sốt với những cây bonsai tí hon có chiều cao chỉ bằng đầu lọc thuốc, nhưng có giá bán cả nghìn đô.
Anh Lâm Ngọc Vinh (45 tuổi, ngụ Huyện Hóc Môn, TP.HCM) - chủ của những cây bonsai tí hon cho biết, những cây cảnh tí hon không phải ai muốn trồng cũng được, từ khâu chăm sóc, tạo dáng cho cây khó gấp trăm lần những cây lớn.
Người chơi phải thật kiên nhẫn vì mất từ 4-5 năm cây mới có thể định hình đẹp được, những người trồng được bonsai lớn, chưa chắc đã trồng được cây tí hon. Vì vậy giá thành của cây hiện tại dao động từ 50USD đến 4.000 USD.
Từ năm 7 tuổi, anh Vinh đã đam mê cây cảnh,...
Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015
Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015
Cây bonsai 390 tuổi sống sót thần kỳ sau vụ ném bom nguyên tử ở Nhật
Sức sống mãnh liệt ẩn trong cây bonsai 390 năm tuổi của ông cụ nghệ nhân người Nhật.
Đến thăm Vườn thực vật Quốc gia Mỹ nằm ở thủ đô Washington DC, có một cây bonsai của Nhật được tạo dáng cầu kỳ, tán cây tạo thành hình mũ nấm. Những du khách đi qua cái cây này có thể sẽ ấn tượng về độ dày của tán, về cách tạo dáng của cây, thêm nữa thì có thể là về độ tuổi của cây - một cây bonsai 390 năm tuổi.
Nhưng đó mới chỉ là một phần bí mật của cái cây rất đặc biệt này, một khi biết được tất cả lai lịch của cây, người ta sẽ phải kinh ngạc và nhìn nó “bằng một ánh mắt khác”. Cây thông trắng Nhật Bản này đã được hiến tặng cho Vườn thực vật Quốc gia Mỹ...
Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015
Phân hữu cơ và hiệu quả khi sử dụng
Phân hữu cơ là gì?
Theo GS.TS Mai Văn Quyền, khi loài người còn canh tác theo kiểu “chọn lỗ tra hạt” thì chưa có khái niệm gì về phân bón nhưng với sự thuần hoá động vật hình thành ngành chăn nuôi thì người xưa thấy cây trồng sẽ tốt hơn nếu được bón các chất thải động vật, kể cả chất thải của người. Từ “phân” cho đến tận hôm nay vẫn hàm nghĩa bẩn thỉu là do được hình thành như vậy.
Gọi là phân hữu cơ vì trong phân đó có thành phần hữu cơ là cơ bản nhất. Văn bản hiện hành của nhà nước chia phân hữu cơ ra làm 4 loại:
Phân hữu cơ truyền thống: chúng được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và cách xử lý truyền thống. Nguồn nguyên liệu đấy có thể...
Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015
Tạo dáng bằng phương pháp trạm trổ
Nếu muốn tạo một gốc cổ thụ như đã có hàng trăm năm tuổi, người ta thường dùng cưa cắt những cành to làm nơi đó ngừng phát triển, khô mục đi. Sau đó dụng cụ chạm trổ can thiệp vào để tạo dáng cho thật tự nhiên.
Đối với những cây cảnh còn non tuổi, thân thẳng thì nghệ nhân sẽ dễ dàng tạo dáng uốn lượn. Đầu tiên người ta dùng vỏ bao( loại bao vây, bao bố buộc lấy thân cây và bên ngoài chỗ uốn lượn đồng thời phải thêm một sợi dây để tăng độ dẻo của thân cây, phòng cây bị gãy khi uốn lượn ta dùng dây thép để cố định cành. Người Trung Quốc xưa dùng dây cọ buộc dính cây vớ chỗ uốn lượn. Vì dây cọ dễ dàng biến màu như vỏ cây nên sau khi thực hiện là có thể thưởng thức dáng cây ngay.Ở một số vùng khác thì người ta dùng cách cắt tỉa cành để tạo hình. Phương pháp này thích hợp với cây vùng nhiệt đới,...
Chăm sóc cây cảnh
Cây cảnh là một loại cây trồng. Trồng cây cảnh, trước hết phải biết về nông nghiệp, trồng và chăm sóc cây trồng. Giống, đất, nước, khí hậu... ảnh hưởng tới cây trồng. Ngoài ra cây cảnh có những yêu cầu kỹ thuật quan trọng khác.
Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào.* Cách làm cho gốc cây lộ ra:Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào.Trong quá trình phát triển rễ gốc cây sẽ đâm phía có phân. Cứ cách một thời gian người ta lại lấy bớt một phần cát bên trên làm gốc cây lộ dần ra, đến khi bỏ hết lớp cát thì dừng...
Kỹ thuật ghép rễ Bonsai
Rễ là thành phần không thể thiếu của thực vật. Rễ có các chức năng:Làm cho cây đứng vững trên mặt đất.Hút nước và muối khoáng để nuôi cây và phát triển.
Đối với tác phẩm bonsai, rễ còn là yếu tố làm tăng thêm vẻ đẹp, cũng như tạo cảm giác già cỗi (nhất là rễ lồi trên mặt đất). Do đó một cây bonsai hoàn chỉnh phải có một bộ rễ hoàn chỉnh, không thể khiếm khuyết (tất nhiên để che lấp sự khiếm khuyết đó người ta sẽ sử dụng nhiều cách như dùng cỏ, rêu, đá để che chắn). Nhưng tôi thiết nghĩ là chúng ta nên tạo nơi khiếm khuyết đó một số rễ cần và đủ. Để làm được điều này chỉ còn cách là ghép rễ.Chủng loại cây ghép rễ:Nói chung tất cả các chủng loại cây dùng làm bonsai đều có thể ghép rễ, thí dụ: cần thăng, mai chiếu thủy, gừa, sanh, si, sộp v.v... miễn là chúng cùng loài với nhau.Phương pháp...
Nói về sâu bệnh trên cây cảnh
Hầu hết các loài cây bụi hoặc cây thường được sử dụng để trồng cây cảnh hiếm khi không chống nổi bệnh nếu được chăm sóc cẩn thận và nuôi trồng trong môi trường đúng cách cho sự phát triển của từng loài cây.
Theo kinh nghiệm của tôi là 95% hoặc nhiều hơn, cây cối bị ảnh hưởng bởi bệnh hoặc cằn cỗi, chột và kém phát triển. Quá hạn hoặc úng nước khi tưới hay mưa, bón quá ít hoặc quá nhiều phân bón, con người không chú tâm tạo điều kiện cho cây phát triển (đất trồng và phân bón), nơi trồng cây quá u ám tối tăm (cớm nắng) hoặc quá sáng (với từng loại cây)... Đó là tất cả những tác nhân chủ yếu gây ra cho cây giảm khả năng đề kháng, khiến nó dễ bị nhiễm bệnh và sâu rệp (..) tấn công.Sâu rệp (..) có thể tấn công cây ngẫu nhiên (bất cứ lúc nào, chỗ nào) mặc dù bạn phát hiện sớm cây có khả năng...
Các triệu chứng do bệnh cây gây lên
riệu chứng bệnh là sự biến đổi mô bệnh biểu hiện ra bên ngoài mà ta có thể quan sát, nhận biết được.
Số lượng bệnh cây rất nhiều, tùy theo tính chất kahcs nhau cảu các loại bệnh (bệnh toàn bộ hoặc bệnh cục bộ( mà triệu chứng thể hiện ra rất khác nhau, nhưng có thể phân chia thành các nhóm loại triệu chứng cơ bản thường gặp sau:Vết đốm: Hiện tượng chết từng đmá mô thực vật, tạo ra các vết bệnh cục bộ, hình dạng to, nhỏ, tròn, bậu dục, hoặc bất định hình, màu sắc vết bệnh khác nhau (đen, trắng, nâu...) gọi chung là bệnh đóm lá, quả.Thối hỏng: Hiện tượng mô tế bào (củ, rễ, thân chứa nhiều nước và chât dự trữ), mảnh gian bào bị phân hủy, các cấu trúc mô bị phá vỡ trở thành một khối mềm nhũn, nát, nhão hoặc khô teo, có màu sắc khác nhau (đen, nâu sẫm, xám trắng...), có mùi.Chảy gôm (nhựa): Hiện...
Qua lá: phán đoán cây thiếu dinh dưỡng
Mỗi một chất dinh dưỡng đều có những chức năng sinh lý riêng, khi thiếu chất dinh dưỡng nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hoa và biểu hiện những triệu chứng đặc trưng, trước hết là thể hiện trên trên lá.
Do vậy, quan sát sự biến đổi bên ngoài của. lá là có thể phán đoán được cây cảnh thiếu chất dinh : nếu triệu chứng thể hiện ở lá già, nói lên các nguyên tố thiếu trong cây có thể di động, như N, P, K, Mg, Zn... Nếu triệu chứng thể hiện ở mô phân sinh nói lên các nguyên tố đó không thể di động, sẽ không tận dụng lại được, như các chất Ca, Fe, B. Khi thiếu N, cả cây thể hiện màu xanh lục sẫm, cuống lá tím, phát triển chậm, lá già không có đốm nhưng gân lá có màu vàng, lá dễ rụng.Thiếu K hoặc thiếu Zn các lá già thường biến vàng, đỏ, tím lá khô rủ xuống, mép lá vàng dần...
Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015
Dùng bánh tráng gạo để ghép cây
Khi ghép cây bonsai, người ghép thường dùng bao lynon hoặc cao su non hay băng kéo để quấn chỗ ghép. Dùng bánh tráng để ghép cây được ứng dụng nhiều tại Đài loan khoảng năm 2004 -05 do ông Min Hsuan Lo nghĩ ra và hướng dẫn rộng rãi cho mọi người. Dùng phương pháp này cho 1 vài loại cây thì thành công 100 %.
Cách làm:
Dùng bánh tráng gạo dai loại hay quấn dùng để quấn bánh: Nhúng nước cho bánh mềm ra, sau đó quấn chặt các chỗ ghép như dùng các loại nguyên liệu khác
Sau 7-10 ngày khi mầm mọc ra, lúc đó bánh tráng cũng vừa mục rã ra, không cần phải tháo
Chú ý : Độ dai và thời gian mục rã của bánh thay đổi còn tùy thuộc...
Tản mạn về nhà sưu tập Bonsai
Bonsai là một sản phẩm do bàn tay con người tạo ra, nó là một “tác phẩm điêu khắc sống” cho nên nó mang hơi thở khác, không giống như một chiếc bình cổ hay một bức tranh. Những người tạo ra tác phẩm Bonsai có thể không cần trường lớp, có thể là nông dân hay anh tiến sĩ cũng chỉ như nhau dưới bàn tay tạo tác một cây Bonsai,vậy nên tác phẩm Bonsai được tạo ra bởi muôn vàn yếu tố khác nhau và chính nó tạo ra sự phong phú cho mỗi tác phẩm. Cũng ví như người thợ làm gốm Việt không cần qua trường lớp gốm sứ nào nhưng nhờ bàn tay khéo léo, cuối cùng họ đã tạo ra những sản phẩm gốm LýTrần làm rạng rỡ cho gốm Việt một thời
Bonsai chưng bày tại Hội...