Khi ghép cây bonsai, người ghép thường dùng bao lynon hoặc cao su non hay băng kéo để quấn chỗ ghép. Dùng bánh tráng để ghép cây được ứng dụng nhiều tại Đài loan khoảng năm 2004 -05 do ông Min Hsuan Lo nghĩ ra và hướng dẫn rộng rãi cho mọi người. Dùng phương pháp này cho 1 vài loại cây thì thành công 100 %.
Cách làm:
Dùng bánh tráng gạo dai loại hay quấn dùng để quấn bánh: Nhúng nước cho bánh mềm ra, sau đó quấn chặt các chỗ ghép như dùng các loại nguyên liệu khác
Sau 7-10 ngày khi mầm mọc ra, lúc đó bánh tráng cũng vừa mục rã ra, không cần phải tháo
Chú ý : Độ dai và thời gian mục rã của bánh thay đổi còn tùy thuộc...
Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015
Tản mạn về nhà sưu tập Bonsai
Bonsai là một sản phẩm do bàn tay con người tạo ra, nó là một “tác phẩm điêu khắc sống” cho nên nó mang hơi thở khác, không giống như một chiếc bình cổ hay một bức tranh. Những người tạo ra tác phẩm Bonsai có thể không cần trường lớp, có thể là nông dân hay anh tiến sĩ cũng chỉ như nhau dưới bàn tay tạo tác một cây Bonsai,vậy nên tác phẩm Bonsai được tạo ra bởi muôn vàn yếu tố khác nhau và chính nó tạo ra sự phong phú cho mỗi tác phẩm. Cũng ví như người thợ làm gốm Việt không cần qua trường lớp gốm sứ nào nhưng nhờ bàn tay khéo léo, cuối cùng họ đã tạo ra những sản phẩm gốm LýTrần làm rạng rỡ cho gốm Việt một thời
Bonsai chưng bày tại Hội...
Bí ẩn về những cái tên Sứ Té
Sứ té, cái tên làm ta liên tưởng đến dáng cây có chiều hướng nghiêng nghiêng, cái dáng nghiêng nghiêng đó là cả một nghệ thuật tạo dáng sứ độc đáo,một thành quả đáng phục của sự kiên nhẫn. Trongraulamvuon xin giới thiệu bài viết của tác giả Vũ Ngọc Tường Oanh đăng trên tạp chí hoa cảnh tháng 10 để chúng ta hiểu rõ hơn về cái tên Sứ té này.
Trước đây tôi rất thích Bon-sai và hoa Lan, đó là hai lĩnh vực mà tôi đã từng mơ ước và ấp ủ kể từ khi còn bé. Sau khi tham gia những khóa học ngắn hạn tại trường ĐH Khoa học Tự Nhiên Tp.HCM về hai đề tài trên giúp tôi có những kiến thức, cái nhìn căn bản và những định hướng đúng đắn về thú chơi Bonsai và...
Bố trí các khối trong tàn lá Bonsai – phần 3
Bố trí các khối trong tàn lá Bonsai – phần 3
- Ở kiểu đa thân: thân “cha” (trung tâm của bố cục) luôn hơn các thân “ con”; nhánh nằm ngang, các nhánh không được quyện rối với nhau; mỗi thân có một không gian sống riêng của nó; các ngọn phải ở các mực cao khác nhau. Các thân phải làm thành góc nhọn nơi hội tụ.
Bố trí tàn lá ở bonsai đa thân
- Ở kiểu rừng cây: số cây là số lẻ, mỗi thân cây phải được nhìn thấy rõ, bố cục phải có chiều sâu. Thông thường các tán lá ở phía trong, nơi kế cận các thân thì loại bỏ, không để đan chéo nhau. Các tàn lá ở ngoài được giữ lại và chúng thường là quan trọng để tạo đường nét bề ngoài của khu rừng. Các cây...
Cùng xây dựng tác phẩm Bonsai
Bonsai Mai chiếu thủy có gốc để chỉnh sửa này có dáng đứng với gốc, ngọn nằm trên một trục thẳng đứng với mặt đất theo thế thẳng cổ điển hay còn gọi là thế trực. Thân cây u nần, gồ ghề, gân guốc, cành to mạnh mẽ toát lên vẻ già nua.Việc chọn mặt tiền phải cố giữ gốc của cành vì việc tái tạo cành mới trên một gốc qúa già cho có độ tương đồng với cành cũ rất tốn thời gian và không dễ chút nào. Tuy vậy các cành hiện hữu ngoài cái vẻ già lão thì vị trí và kiểu dáng không phù hợp, cho nên không thể giữ nguyên mà phải chỉnh sửa. Bộ rễ tuy trãi đều và lan tỏa nhưng cũng có chỗ dư chỗ thiếu, như vậy cũng có vấn đề.
1.Chọn vị...
Bố cục một chậu Bonsai
Bố cục một chậu Bonsai mang 3 ý nghĩa chính
1.Số lẻ
Số nhánh, số thân, số cây… là số lẻ. Điều này có liên quan đến tôn giáo và văn hóa Á Đông: số lẻ tượng trưng cho sự bất tử, trường tồn và phát triển.
2. Tam giác
Bố cục một chậu Bonsai mang 3 ý nghĩa chính, số lẻ, tam giác và hài hòa
Ở kiểng Bonsai, tam giác này phải hiện rõ ở mặt tiền, cũng như khi nhìn nghiêng ở bất luận kiểu nào của cây Bonsai. Tam giác này do ngọn cây và bề rộng của các tàn bên dưới tạo ra.
3. Hài hòa
Sự hài hòa được tạo nên do 3 yếu tố : sự cân đối (symmetry), sự cân bằng (balance) và tỷ lệ (proportion).
- Sự cân đối là sự đối xứng về hình dáng, kích cỡ ở bên...
3 cành cơ bản trong tán cây Bonsai
Việc bố trí tán lá trong tạo tác Bonsai, thường 3 cành cơ bản được uốn sửa dựa theo một khuôn mẫu nhất định. Việc bố trí các tán cấp 1 này quá cứng nhắc làm cành cây Bonsai mất đi sự phong phú, đa dạng, không phù hợp với sự phong phú của tự nhiên.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do sự hạn chế của người tạo tác, chưa trải nghiệm thực tế đầy sinh động của cây rừng trong thiên nhiên, nên hình ảnh của chúng chưa được tái tạo trong tác phẩm, cũng có thể người tạo tác quá tuân thủ những chuẩn mực khô cứng, xem như những qui tắc bắt buộc trong sáng tác Bonsai.
Một tác phẩm Bonsai độc đáo, ấn tượng ngay với người thưởng ngắm là tác...
Bố trí các khối trong tàn lá Bonsai – phần 2
Bố trí các khối trong tàn lá Bonsai – phần 2
- Ở kiểu gió đùa: Thân và nhánh tạt qua một bên, toàn bộ gây ấn tượng có sự chuyển động; nhánh luôn luôn nằm ngang (n hưng thân thì nghiêng nhiều hoặc ít) và ở phía nghiêng xuống của thân, chừa 1 hay 2 nhánh nhỏ ở phía đối diện, hoặc có vài nhánh bị gãy, lòi gỗ ra.
Bố trí tàn lá ở Bonsai thế văn nhân
- Ở kiểu văn nhân: thân cao, mảnh, nghiêng hay vặn, chỉ có vài nhánh ở ngọn, tàn lá lưa thưa chia thành nhiều khối rõ rệt.
- Ở kiểu cái chổi: tất cả các nhánh hầu như xuất phát từ cùng một điểm, xem đó như là ngọn thân, nhánh dưới nằm ngang, các nhánh trên càng lên càng đứng (hay càng vào...
Bonsai dáng gió lùa
Cái đẹp , cái hay của Bonsai dáng gió lùa không chỉ ở những cành nhánh xuôi hướng hay thân cây mang sẹo tì – dấu ấn của thời gian, mà nó chuyển tải một triết lý sống : Không ngừng vươn lên dù nghịch cảnh
Trong tự nhiên , ở những vùng gió bão, bão cát…thường xuyên hay liên tục trong thời gian dài, đã làm cho cây cối có cành nhánh nghiêng, xiêu về một phía, thân sần sùi, gốc rễ vững chãi, thật ấn tượng. Đây là những cây khỏe mạnh, có sức chịu đựng dẻo dai mới có thể thích nghi được điều kiện sống khắc nghiệt của môi trường.
Khi đem những cây dạng này từ thiên nhiên về nhà để cắt tỉa, uốn cành, vô chậu. tạo nên tác phẩm Bonsai thì nhà tạo tác...
Cùng xây dựng tác phẩm Bonsai
Với Bonsai chủng loại Sam núi thì tìm được một gốc to và uốn lượn không phải là dễ. Với chậu Bonsai Sam núi mà tác giả Tần Kịch ( Tạp chí hoa cảnh ) phân tích : Khuyết điểm là nghệ nhân của tác phẩm đã để cho “ xương sườn, xương sống phơi ra” một cách quá lộ liễu khi muốn khoe đường nét của thân chính. Vì đã “ vạch ngực” nên thân chính bị phơi bày, trống trải từ gốc đến ngọn.
Tác phẩm Bonsai 3 thân này gốc khá hoàn chỉnh trong bố cục và phân cành; 3 thân cao thấp trong tổng thể tam giác của dáng nghiêng ( H1, H2).
H1 – Mặt trước
H2- mặt sau
Rễ cây Bonsai dù to và hơi thô nhưng được cái là lan tỏa đều 4 phía, tạo thế ổn định, vững chắc...
Xây dựng tác phẩm Bonsai
Tác phẩm Bonsai Mai chiếu thủy này có thân gân guốc già nua, cành nhánh cân đối hài hòa
Cây Bonsai nhìn từ mặt trước
cây Bonsai nhìn từ mặt sau
Chi cành cắt tỉa công phu rễ lộ vững chải
Tổng thể cây Bonsai khá hoàn chỉnh, nhưng một số khiếm khuyết có thể nhận ra khi đi vào chi tiết:
Thân cây Bonsai tuy gốc to, ngọn nhỏ đúng bài bản
nhưng phần ngọn có phần nhỏ lại hơi đột ngột dù phần dưới nhờ có các cành thưa đã làm cho phần thu nhỏ này được giảm theo từng cấp của nhán...