Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Kỹ thuật uốn cây cảnh tạo dáng nghệ thuật

 Kỹ thuật uốn cành, tạo dáng, tạo thế cho cây cảnh là một bước không thể bỏ qua đối với người chơi cây cảnh. Tùy thuộc vào loại cây mà ta có thể thực hiện kỹ thuật uốn cành cho cây. Mời các bạn cùng tham khảo kĩ thuật uốn cành, kĩ thuật tạo thế cho cây cảnh qua bài viết dưới đây.

Kỹ thuật trồng cây cảnh dù có tốt, có kỹ lưỡng tới đâu nhưng nếu không cắt tỉa, đặc biệt là không chú ý uốn cành tạo dáng, cây cảnh bonsai sẽ phát triển không đẹp, không mang tính nghệ thuật. Vì vậy, người chơi cây cảnh thường rất chú tâm tới khâu này. Dưới đây là một số lưu ý nho nhỏ cho việc uốn cành bằng dây.

Trước khi uốn cành, tạo dáng cây cảnh 

Trước khi uốn, cần tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vỉ chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan.

Tạo thế cho cây cảnh

Ngoài chú ý kỹ thuật trồng cây, người chơi bonsai cần chú ý tới việc uốn cành nghệ thuật

Thời điểm uốn cành cây cảnh

Thời gian thích hợp cho việc uốn cành bonsai thường là cuối hè hoặc đầu tháng 8. Thời gian giữa hè cây bắt đầu phát triển mạnh và cho ra đời những chồi non và lá mới rất thích hợp cho việc uốn cành. Những cây bonsai có nhựa nhiều như thông thì thời điểm thích hợp nhất trong việc uốn cành cây vào cuối hè.

Đối với những loài cây có nhựa, có quả hình nón như cây thông hay cây gỗ vân sam, thời điểm thích hợp nhất để uốn cây là vào cuối hè, khi lượng nhựa lưu thông giảm đi. Còn đối với những loài sớm rụng lá, có khả năng sẽ chảy nhựa nhiều, bạn không nên uốn vào đầu hay giữa mùa xuân trước khi cây rụng lá và mọc chồi non.

Việc uốn cành hợp lý, kết hợp với kỹ thuật trồng cây kĩ lưỡng sẽ cho ra những chậu bonsai đẹp

Việc uốn cành hợp lý, kết hợp với kỹ thuật trồng cây kĩ lưỡng sẽ cho ra những chậu bonsai đẹp.

Chọn dây uốn cành khi tạo dáng cây cảnh

Dây cuốn có thể mua tại cửa hàng sắt, cửa hàng dụng cụ cây cảnh, loại dây đồng tái sử dụng từ động cơ là rẻ nhất. Thường có sẵn loại dây đồng và dây kẽm. Dây chì thường dễ làm hơn và có thể tái sử dụng. Ngoài ra còn có loại dây có quấn vải vòng quanh, ưu điểm và bảo vệ cây, tránh ánh sáng mặt trời làm nóng dây dẫn tới bỏng cây, tuy nhiên nhược điểm là dễ gây nấm mốc ở những vùng mưa nhiều.

Lưu ý, không nên dùng dây sắt vì dễ bị gỉ sét, đối với một số loại cây lá kim, dây sắt sẽ phản ứng với nhựa cây, gây độc, làm chết cây.

Nên dùng dây kẽm để uốn cành cho cây


Phương pháp uốn cành tạo dáng cây cảnh

Để đạt hiệu quả cao nhất người chơi thường lấy dây kẽm để uốn cành cây bonsai. Khi uốn cành cần cắt tỉa bớt lá hoặc những cành quá sát vào nhau gây khó khăn cho việc tạo dáng cây bonsai. Uốn thân trước rồi sau đó đến cành chính, tiếp theo là uốn những cành quanh thân cây bonsai tính từ gốc lên đến ngọn cây. Uốn cành lớn trước rồi cành nhỏ sau. Để tạo dáng cây bonsai, quấn dây kẽm theo những hình dáng đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây kẽm vào mâm tạo điểm cố định.

Phương pháp uốn cành cho cây cảnh

Các bước trong kỹ thuật trồng cây và uốn sửa cây cảnh bonsai

Khi quấn dây kẽm, không nên quấn chặt hay lỏng quá và đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây bonsai. Sau khi quấn xong ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây kẽm để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Thời gian thích hợp để tháo dây kẽm đối với những cây bonsai sớm rụng lá thường là 3 đến 4 tháng. Riêng đối với những cây gỗ lớn thường là 1 năm. Và có thể uốn cành lại lần hai nếu cây trở lại hình dáng ban đầu.

Cách uốn những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy

Cần xác định độ chịu đựng được của cành cây vì không kể về đặc điểm mềm dẻo khác nhau của từng loại cây thì bất cứ cây nào cũng vậy, mỗi cành cây đều có một độ cong nhất định tùy vào vị trí và hướng của nó mọc trên thân cây. Nó sẽ không chịu được sức bẻ ngược lại. Đối với những cành này, nếu cố sức uốn thì cần phải làm thật chậm, hoặc nếu cảm thấy không đủ kiên nhẫn thì nên nghĩ đến một phương án khác để xử lý nó chứ tuyệt đối không được vội vàng mà "sôi hỏng bỏng không".

Mỗi loại cây có độ mềm dẻo khác nhau, do đó tùy vào loại cây mà bạn chọn cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động.

Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi – lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngoèo sẽ giữ nguyên hình dáng.

Theo kinh nghiệm và kiến thức về các loại cây của bạn mà bạn biết rằng mỗi loại cây có độ mềm dẻo khác nhau, do đó tùy vào loại cây mà bạn chọn cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết độ uốn của cành cây như thế nào thì trước tiên hãy uốn ở một mức độ nào đó đã, rồi để cho cây quen dần, ít hôm sau bạn lại uốn tiếp.

Tháo dây khi uốn cây cảnh

Tháo dây cũng rất cần kỹ thuật

Tháo dây uốn cây cảnh cũng rất cần kỹ thuật

Tháo dây khi dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây. Đây là lúc thích hợp nhất vì cành đã tương đối định hình. Tháo dây quá muộn sẽ để lại những vết hằn sâu khó khắc phục. Khi gỡ dây, gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình quấn.

Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

Các dáng cây bonsai phổ biến có ý nghĩa phong thủy

  Cây bonsai (cây cảnh) là cây có sức sống mãnh liệt, được tạo hình độc lạ khác nhau với nhiều ý nghĩa tượng trưng khiến người chơi mê mệt. Dưới đây là các kiểu dáng bonsai phổ biến và cách trồng, chăm sóc đúng cách.

1. Cây bonsai

- Bonsai có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó phổ biến sang Nhật và các nước châu Á. Nghệ thuật chơi bonsai nổi tiếng nhất là Nhật Bản bởi sự sáng tạo, cầu kỳ và kỹ tính tạo ra những cây cảnh có một không hai.

- Bonsai tức là cây trồng trong chậu được uốn nắn tạo kiểu đẹp độc lạ. Cây bonsai có kích thước từ nhỏ đến lớn, phổ biến là các loại cây cỡ nhỏ có tuổi đời cao, thân gốc to xù xì, lá xanh mượt. Cây được uốn nắn theo các thế đẹp có phong thủy thịnh vượng, may mắn và tài lộc.

2. Ý nghĩa cây bonsai 

- Cây bonsai hay còn gọi là cây cảnh dùng để trưng bày trong nhà hoặc ngoài sân đều được. Ý nghĩa của thú chơi cây cảnh bonsai sâu xa là dùng hình ảnh sức sống mạnh mẽ của cây mà động viên cho mỗi người phải kiên trì có quyết tâm trong cuộc sống. Rèn cho ta đức tính kiên nhẫn, cẩn thận và khéo léo trong xử lý công việc.

- Bonsai đa phần là những cây cổ thụ lâu năm, thể hiện sự trường thọ là ước muốn của con người. Ngoài ra, cây còn tượng trưng cho Quân - Thần - Phụ - Tử; Tam cương - Ngũ thường - Tứ đức. Trong đó Quân là thân cây, cành lớn tượng trưng cho cành cây lớn, Phụ là nhánh cây nhỏ, Tử là lá cây. Tam cương tức ba tầng của cây bonsai, ngũ thường là năm cành của cây, Tứ đức là bốn đoạn của cây.

Cây bonsai và các dáng dây có ý nghĩa phong thủy tài lộc - 1

Cây bonsai nghệ thuật phong cách Nhật Bản

3. Các dáng cây bonsai phổ biến

Hiện nay, bonsai có nhiều kiểu dáng độc lạ được người chơi sáng tạo ra. Ngoài những kiểu cây cảnh bonsai truyền thống thì còn có những dáng cực kỳ độc đáo, mới lạ kết hợp giữa nhiều nền văn hóa khác nhau như Nhật Bản và Trung Quốc. Dưới đây là một vài kiểu bonsai phổ biến bạn có thể tham khảo:

Thế bonsai tam đa

Dáng bonsai tam đa là kiểu tạo nhánh 3 thân chung cùng một gốc hoặc trồng ghép 3 cây lại với nhau tượng trưng cho Phúc - Lộc - Thọ được giới chơi cây cảnh ưa chuộng.

Ý nghĩa: Bonsai tam đa có ý nghĩa tượng trưng mang lại phúc lộc đầy nhà, gia chủ trường thọ.

Cây bonsai và các dáng dây có ý nghĩa phong thủy tài lộc - 3

Kiểu dáng bonsai tam đa cổ mộc

Thế bonsai thác đổ

Bonsai thác đổ tức là dòng thác lớn như đổ từ trên núi xuống. Thế cây thấp, tán cây trải dài từ phần thân hướng xuống phía dưới chậu cảnh tựa như dòng thác nước.

Ý nghĩa: Kiểu bonsai này ý nghĩa tượng trưng đem lại nguồn nước, nguồn tài nguyên nuôi dưỡng sự sống. Sức trẻ dạt dào xông pha tiến về phía trước không ngại gian khổ

Cây bonsai và các dáng dây có ý nghĩa phong thủy tài lộc - 4

Thế cây thông bonsai dáng thác đổ

Thế bonsai ngũ phúc

Ngũ tức là 5 trong phong thủy tượng trưng với ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là 5 yếu tố quan trọng trong sự hình thành phát triển vạn vật.

Thế cây dáng ngũ phúc tức trên một gốc có 5 nhánh thân lớn, lá tốt sum suê, thân rễ xù xì lâu năm. Hoặc một thân chính và 4 nhánh phụ, hay một cây có 5 tầng phân nhánh được gọi là dáng ngũ phúc bonsai

Ý nghĩa: Ngũ phúc có ý nghĩa hội tụ đủ 5 yếu tố phát triển sinh sôi trong vạn vật, đồng thời với ngụ ý gia chủ khi trồng dáng này sẽ có đủ Phúc, Lộc, Thọ, An, Khang

Cây bonsai và các dáng dây có ý nghĩa phong thủy tài lộc - 5

Cây bonsai dáng ngũ phúc tuyệt đẹp

Thế bonsai thất hiền

Bonsai dáng thất hiền lấy hình ảnh của 7 vị học giả có cuộc sống vô ưu, tự nhiên tự tại luôn lạc quan làm ý tưởng tạo kiểu tượng trưng.

Cây cảnh có một thân trụ, trên thân gồm 7 nhánh to dần từ ngọn tới gốc. Các nhánh cành mọc so le nhau.

Ý nghĩa thế cây thất hiền: Niềm vui tận hưởng cuộc sống, luôn vô tư lạc quan trước những sóng gió cuộc đời mà ít màng đến danh lợi phú quý là ý nghĩa của bonsai dáng này.

Cây bonsai và các dáng dây có ý nghĩa phong thủy tài lộc - 6

Bonsai dáng thất hiền

Thế bonsai đại trượng phu

Đại trượng phu ngụ ý chỉ người quân tử, hào hiệp tầm nhìn rộng lớn hay giúp đỡ người khác. Người văn võ song toàn được người đời kính nể.

Cây cảnh dáng này có thân to cao mập mạp thẳng đứng vững trãi, cành to khỏe, lá sum suê sức sống mãnh liệt tượng trưng cho bậc đại trượng phu anh hùng hào kiệt.

Cây bonsai và các dáng dây có ý nghĩa phong thủy tài lộc - 7

Thế cây bonsai đại trượng phu

Thế bonsai song thụ

Song tức là 2, thụ tức là quấn vào nhau. Song thụ là 2 cây cùng loại ghép vào một gốc, một cây cao một cây thấp cạnh sát nhau có tán vòng qua thân ôm lấy. Ý nghĩa: Thế cây song thụ bonsai tượng trưng cho sự hòa hợp, yêu thương và đùm bọc tương trợ lẫn nhau. Thể hiện cho tình phụ tử, tình phu thê, tình bằng hữu

Cây bonsai và các dáng dây có ý nghĩa phong thủy tài lộc - 8

Bonsai thế song thụ dáng vợ chồng

Thế bonsai long chầu hổ phụng

Thế long chầu hổ phụng là kiểu kinh điển trong giới chơi cây cảnh. để tạo được thế này đòi hỏi sự kỳ công tỉ mỉ từng chi tiết. Từ khâu chọn cây để tạo thế đến quy trình chăm sóc tạo kiểu đều hết sức nghiêm ngặt. Bởi vậy, thế bonsai này luôn làm nức lòng giới bonsai khi được mang ra trưng bày thưởng lãm.

Ý nghĩa: Rồng và hổ là 2 loài vật có sức mạnh ghê gớm tượng trưng cho quyền lực, uy mãnh bề thế.

Cây bonsai và các dáng dây có ý nghĩa phong thủy tài lộc - 9

Thế bonsai long chầu hổ phụng

Thế bonsai tiên nữ

Dáng tiên nữ mảnh khảnh nhỏ nhắn xinh xắn. Thân cây uốn dẻo họa đường cong quyến rũ của các nàng tiên.

Ý nghĩa: Miêu tả thân ngọc dáng ngà đẹp tuyệt trần của những tiên nữ được người đời ngưỡng mộ. Thanh tao, trang nhã nhưng đầy cao quý.

Cây bonsai và các dáng dây có ý nghĩa phong thủy tài lộc - 10

Bonsai tiên nữ

Thế bonsai đại lâm mộc

Thế đại lâm mộc tức khu rừng lớn. Nhiều cây dáng trụ đứng nhỏ được trồng trên một diện tích vừa nhỏ mô phỏng khu rừng tự nhiên giống thật nhất. Thân cây rêu mốc, thảm thực vật trông y như thật khiến người xem phải trầm trồ thán phục nghệ thuật tạo cảnh bonsai của nghệ nhân.

Ý nghĩa: Khu rừng già là sự trường thọ, cây cao cây thấp, cây già cây trẻ thể hiện gia đình đoàn tụ sung túc, con cháu thuận hòa ấm cúng.

Cây bonsai và các dáng dây có ý nghĩa phong thủy tài lộc - 11

Thế bonsai đại lâm mộc cầu kỳ bậc nhất

Bonsai dáng bạt phong

Dáng cây nghiêng như vòng bán nguyệt, các nhánh cây phỏng hiện tượng gió bão thổi bay. Cho dù giông tố, gió lớn cũng không khuất phục được cây, đứng nghiêng mình đón bão táp.

Ý nghĩa: Dù dòng đời nhiều cạm bẫy, nhiều khó khăn tủi nhục nhưng vẫn đứng vững, mạnh mẽ kiên cường đối đầu gió lớn.

Cây bonsai và các dáng dây có ý nghĩa phong thủy tài lộc - 12

Bonsai bạt phong không khuất phục trước gió lớn

4. Cách trồng và chăm sóc cây bonsai  

Trồng và chăm sóc bonsai không quá khó, chú ý các thao tác cơ bản là cũng có thể giúp cây phát triển tốt. Quan trọng nhất trong quá trình trồng và chăm sóc cây cảnh bonsai là nước tưới, bón phân, đất trồng và vị trí đặt.

Nước tưới 

- Tưới nước cho cây khi thấy đất hơi khô: Dùng tay ấn nhẹ xuống đất nếu đất mềm thì không cần tưới, đất khô cứng thì tưới bổ sung. Sử dụng vòi tưới dạng phun tia nhỏ tránh xối trực tiếp vào gốc cây sẽ làm trơ rễ.

- Không tưới nước theo thói quen: Tùy thuộc loại cây trồng mà sử dụng nước tưới cho phù hợp, quan sát cây khi cần tưới, tránh tưới theo thói quen hàng ngày.

Đất trồng

Chất lượng đất được sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sức sống của cây của bạn. Những cây không khỏe mạnh, thiếu sức sống, thường được trồng trong đất hữu cơ. Hoặc tệ hơn là trồng trong đất vườn bình thường sẽ nhanh bị cứng lại, thoát nước kém rất có hại cho cây.

- Sử dụng đất trồng hữu cơ trộn thêm phân vi sinh và đá nhỏ hoặc xỉ than, các loại đá vụn để tăng độ thông thoáng thoát nước cho cây. Nên sử dụng loại đất giữ ẩm chứ không giữ nước. Đất thoát nước nhanh tránh gây úng rễ làm chết cây. Nên thay đất định kỳ để cây sinh trưởng tốt hơn.

Bón phân cho cây bonsai

- Bón phân thường xuyên trong mùa sinh trưởng là rất quan trọng để cây cảnh phát triển tốt. Cây tự nhiên có thể tự tìm kiếm dinh dưỡng trong đất thông qua bộ rễ; Tuy nhiên, cây bonsai được trồng trong các chậu nhỏ và cần được bón phân để bổ sung hàm lượng dinh dưỡng của đất.

- Sử dụng phân bón phổ biến nhất là phân NPK để cung cấp dinh dưỡng cho thân, lá, rễ cho cây phát triển. Lượng bón tùy thuộc vào giai của cây, loại cây trồng và theo mùa sao cho phù hợp.

Cắt tỉa cây bonsai

- Cắt tỉa cây để duy trì kiểu dáng: Để giữ được thế bonsai khi cây lớn và đẻ nhánh thì cần tỉa cành, chồi đã vượt quá kích thước giữ được hình dạng tán cây bằng cách sử dụng kéo cắt cành mọc không đúng chỗ.

- Thời điểm cắt tỉa: Có thể cắt tỉa cây cảnh vào mùa sinh trưởng từ tháng 3 cho đến tháng 9. Sử dụng kéo cắt cây và các đồ chuyên dụng để cắt tỉa tránh làm tổn thương cây.

Cây bonsai và các dáng dây có ý nghĩa phong thủy tài lộc - 13

Các vị trí nên cắt tỉa cây bonsai

5. Cách chọn chậu cây bonsai

Lựa chọn chậu cây sao cho phù hợp với kiểu dáng bonsai của cây. Tránh trường hợp cây và chậu không ăn khớp như chậu to trồng cây nhỏ, chậu cao thấp không đồng đều với dáng cây, ngoài ra phần hoa văn họa tiết của chậu cũng cần phải ăn khớp với hình thế bonsai nếu không chú ý đến điều này sẽ làm mất đi vẻ thần thái mà cây vốn có.

Chậu dáng cao: Kiểu chậu dáng cao có chân trụ tựa tựa như cây cao mọc trên đỉnh núi, tạo thế vững chắc. Kiểu chậu này phù hợp với dáng cây bonsai kiểu thác đổ từ trên núi xuống (dáng huyền).

Chậu hình chữ nhật: Chậu hình chữ nhật thích hợp với cây có dáng to khỏe, hoặc cây có tán lá rộng, và kể cả cây có dáng mọc thẳng như cây tùng, bách …

Chậu hình vuông: Đối với các cây bonsai có dáng mọc thẳng đứng như cây thông, cây tùng,... thì lựa chọn các loại chậu hình vuông là thích hợp.

Chậu hình tròn: Những cây có bộ rễ chùm, không quá lớn thì chọn chậu tròn có đáy võng sẽ tôn dáng. Tùy theo kích thước cây để chọn chậu phù hợp.

Chậu gốm - đất nung: Giá rẻ là ưu điểm của loại chậu này tuy nhiên khả năng chịu lực và có độ bền không cao. Không nên trồng cây có bộ rễ lớn, cao to dễ gây vỡ hoặc nứt chậu.

Thứ Bảy, 3 tháng 10, 2020

Kỹ thuật cách trồng cây nguyệt quế bonsai

  Nguyệt quế là loài cây bụi sống lâu năm, có mùi thơm, xuất xứ tại các quốc gia thuộc vùng Địa Trung Hải, thích hợp ở những vùng đất ẩm ướt có bóng râm. Từ lâu, người ta vẫn coi nguyệt quế hồng là biểu tượng của "vinh quang và chiến thắng".

Cây hoa nguyệt quế có tên gọi khác là cây nguyệt quới, cây nguyệt quí. Tên khoa học Murraya paniculata. Thuộc họ thực vật Rutaceae (họ cam).

Nguyệt quế có khá nhiều công dụng trong cuộc sống, đặc biệt cây được trồng làm cây công trình đẹp để tạo cảnh quan đẹp cho môi trường, trồng thành bụi tại các công viên, đường phố…Bạn cũng có thể trồng cây thành hàng rào, bức tường, tỉa tót với nhiều hình dáng khác nhau. Cây cũng được sử dụng như một nghệ thuật bonsai.

Do có nguồn gốc từ vùng đất cận nhiệt đới nên loài cây này thích hợp không khí ẩm, bóng râm và nước ấm. Chúng hấp thụ độ ẩm trong không khí, tạo nên môi trường thoáng đãng.

Kỹ thuật trồng cây nguyệt quế dáng bon sai dù phức tạp nhưng lại cực kỳ đẹp. Ảnh minh họa

 Kỹ thuật trồng cây nguyệt quế dáng bon sai dù phức tạp nhưng lại cực kỳ đẹp.


Một số tài liệu y học cho rằng, nguyệt quế được dùng để chữa bệnh rất tốt đặc biệt trong phương pháp giảm đau, chống viên, chống ô xi hóa… Ngoài ra, cây còn là nguồn thực phẩm được dùng để chế tạo hương vị trong nấu ăn.

Nguyệt quế còn là biểu trưng cho sự chiến thắng, trong một số cuộc thi như đường lên đỉnh Olympia, cuộc thi đấu Pthia, hoa của cây được tết thành những chiếc vòng nguyệt quế tuyệt đẹp để trao cho người chiến thắng.

Điều kiện thích hợp trồng cây nguyệt quế

Cây hoa nguyệt quế có tốc độ sinh trưởng trung bình, cây rất thích hợp với điều kiện đầy nắng và đất thoát nước tốt. Cây cần cung cấp nhiều nước, sống và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 13 đến 39 độ C.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nguyệt quế

Cây nguyệt quế được trồng bằng phương pháp gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành. Phương pháp được sử dụng nhiều là ghép mắt. Chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, chọn cành bánh tẻ không quá già, ra hoa được 1 – 2 lần. Gốc ghép phải mọc thẳng, không bị dị dạng, không sâu bệnh. Chọn nhánh ghép là cây mẹ sinh trưởng tốt, nhánh mọc ngoài trẳng sau đó ghép với kích thước vừa hoặc nhỏ hơn miệng ghép. Lưu ý không để mắt ghép bị bẩn, bầm dập.Trồng cây nguyệt quế phải lựa chọn đất trồng phù hợp như đất cát pha hoặc đất thịt, màu mỡ và thông thoáng.

Trong quá trình chăm sóc cây nguyệt quế cần lưu ý phải đủ nước vì cây có nhu cầu rất cao về độ ẩm. Cây ưa ánh sáng trực tiếp và cường độ ánh sáng thích hợp nhất là vào buổi sáng và buổi chiều tối. Đối với cây trồng trong chậu cứ 3 – 4 tháng thay chậu 1 lần bằng cách, loại bỏ 1/3 lớp đất cũ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch. Nên thay chậu vào mùa xuân, hoặc trước mùa mưa để cây đâm chồi nảy lộc đúng vụ.

Việc tỉa cành đối với cây nguyệt quế trồng bonsai khá quan trọng quyết định tới thế của cây. Vì vậy cần tiến hành tỉa cành cho cây thường xuyên 1 tháng/lần vào mùa mưa và 2 tháng/lần vào mùa nắng.

Trồng cây nguyệt quế rất hay bị sâu bùa vẽ phá hoại vậy nên cần phải hết sức lưu ý và diệt trừ loại sâu này bằng thuốc Cymbush, Bi, Lannate. Các loại rầy mềm, rầy chổng cánh, bệnh loét do vi khuẩn gây nên, và một số bệnh thối gốc chảy nhựa ảnh hưởng trực tiếp tới sức sinh trưởng của cây.

Kỹ thuật uốn cây nguyệt quế dáng bonsai

Kỹ thuật uốn cây nguyệt quế tạo thế bonsai tùy theo ý thích mỗi người trồng cây nhưng kỹ thuật cơ bản đầu tiên vẫn phải làm đó là  dùng những vật nặng như tảng đá, cục sắt, khúc gỗ để cột dây vào, rồi đầu kia cột lên phần ngọn thân hay giữa cành để làm cây nghiêng hẳn về một phía, hoặc cành sẽ nằm theo thế mà mình mong muốn. 

Nếu tạo cho cành có thế nằm ngang trong khi đó nó đang mọc thẳng không đúng cách, thì dùng một đoạn gỗ cứng nêm giữa thân và cành để cành khỏi chòi ra xa.

Ngày nay, ngoài một vài trường hợp phải áp dụng theo cách cổ xưa trên, nhiều người thích chọn cách uốn cây bằng dây kẽm, xem ra tiên lợi hơn nhiều như dùng dây kẽm (hay dây đồng, dây nhôm) có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau (1mm đến 6mm), từ độ mềm đến độ cứng để dùng uốn cho từng cây, từng cành nhỏ hay lớn, già hay non… Muốn uốn, cứ dùng dây kẽm quấn chặt lại theo đúng kỹ thuật, chờ một thời gian nhanh lắm là ba bốn tháng, chậm nhất là một năm, sau giai đoạn phát triển, cành hay cây được uốn đó cứ tăng trưởng theo “khuôn” có sẵn.

Phân bón hữu cơ góp phần phát triển nông nghiệp sạch

  Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên để chế biến phân bón và thuốc trừ sâu sinh học, đồng thời nông dân cũng đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng các tài nguyên bản địa để trồng trọt và chăn nuôi. Vì vậy Việt Nam có đủ điều kiện để chuyển đổi dần nền nông nghiệp hóa học sang nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Phân bón hữu cơ góp phần phát triển nông nghiệp sạch

Phế thải nông nghiệp, cây phân xanh là nguồn hữu cơ rất lớn, có thể tận dụng để sản xuất phân bón, nhưng chưa được sử dụng hợp lý, thông thường lượng phế thải này bị đốt sau thu hoạch vừa lãng phí nguồn hữu cơ, vừa gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, ngành trồng trọt mỗi năm loại ra 40 triệu tấn rơm rạ, bã ngô, mía; ngành chăn nuôi loại ra 80 triệu tấn chất thải…Riêng Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm có 23 triệu tấn rơm rạ, 4,7 tấn trấu, 2,3 triệu tấn cám. Từ những nguồn này, mỗi năm có thể sản xuất từ 5 đến 6 triệu tấn phân hữu cơ theo mô hình hộ nông dân.

Muốn phát triển nông nghiệp hữu cơ phải có phân bón hữu cơ

Ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Phân bón Việt Nam khẳng định, không có phân bón hữu cơ thì không thể phát triển được nông nghiệp hữu sơ. Theo ông Thúy, nông nghiệp hữu cơ có lợi là không gây ô nhiễm môi trường, không chai sạn đất, không gây mất chuyển đổi lý hóa của đất, tăng lượng mùn, vi sinh vật, cây trồng tốt hơn và sản phẩm nông nghiệp ngon hơn.

Xu thế chung hiện nay trong sản xuất nông nghiệp thế giới là tăng tỉ lệ phân hữu cơ sử dụng cho cây trồng, xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ. Vì vậy, nhiều nước đã chuyển mạnh sang công nghệ sản xuất phân hữu cơ, có nước đã đạt đến tỷ lệ 40% như Nhật Bản, Australia.

Tại Việt Nam, công nghệ sản xuất phân hữu cơ hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào phương thức lên men truyền thống, tức là ủ conmpost sử dụng vi sinh vật phân giải chất hữu cơ và nhóm vi sinh vật có ích đối kháng với nhóm vi sinh vật gây bệnh. Sản phẩm hoai mục sau ủ truyền thống có thể hạn chế một phần vi sinh vật gây bệnh.

Trước nhu cầu của thực tiễn về một nền nông nghiệp sạch, an toàn, thân thiện môi trường, số doanh nghiệp chuyển hướng sang sản xuất phân hữu cơ đã tăng lên. Nhiều công ty lớn và các địa phương, mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh chức năng từ chế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp để bón cho cây trồng được nông dân hưởng ứng tích cực.

Tiêu biểu, một loạt “ông lớn” như Đạm Phú Mỹ, Con Cò Vàng, Bình Điền... đã tiến hành nghiên cứu, sản xuất các loại phân bón hữu cơ từ nguồn than bùn nguyên liệu hoặc đẩy mạnh phân phối các sản phẩm phân bón hữu cơ ngoại nhập. Chẳng hạn, Công ty TNHH Con Cò Vàng đã và đang phát triển nhiều loại phân bón hữu cơ có nguốn gốc vi sinh, phân hữu cơ khoáng và rất nhiều phân bón hữu cơ có nguồn gốc thiên nhiên...

Đặc biệt, tại nhiều tỉnh thành phía Nam, thời gian gần đây có khá nhiều doanh nghiệp triển khai xây nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ với quy mô từ vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn tấn. Điển hình như cuối tháng 10/2017 tại xã Đồng Tiến (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước), Công ty TNHH Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Tân Đồng Tiến tổ chức lễ khánh thành nhà máy sản xuất với tổng kinh phí đầu tư hơn 17 tỷ đồng. Dự kiến, nhà máy sẽ sản xuất với công suất 10.000 tấn phân bón/năm.

Trước đó, tại Đồng Tháp, Công ty CP Sản xuất Thương mại xuất nhập khẩu Gạo Việt cũng triển khai dự án nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh với tổng vốn đầu tư dự án gần 150 tỷ đồng, dự kiến sẽ đi vào xây dựng từ quý I.2018 đến quý III.2018.

Hiện nay, theo số liệu từ ngành nông nghiệp, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ hơn 10 triệu tấn phân vô cơ, nhưng trong đó số lượng phân hữu cơ chỉ chiếm khoảng 10%, với 1 triệu tấn. Nhằm chuyển từ nền nông nghiệp phụ thuộc vào hóa chất sang nền nông nghiệp hữu cơ, Chính phủ đã yêu cầu ngành nông nghiệp có giải pháp để thực hiện chủ trương tăng mức sử dụng phân hữu cơ lên 3 triệu tấn/năm vào năm 2020 và 5 triệu tấn/năm vào năm 2025. Đây là một thách thức lớn với ngành nông nghiệp, nhất là khi các công nghệ sản xuất phân hữu cơ đang có nhiều điểm nghẽn.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay chúng ta đang có 150 nhà máy sản xuất phâm bón hữu cơ, Cục sẽ đảm bảo ra soát làm sao để các nhà máy này sản xuất đưa ra phân bón thật sự chất lượng, phục vụ sản xuất. Cấp các giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất cho các nhà máy phân bón hữu cơ mới, các sản phẩm mới mà chúng ta có thể lấy từ các nghiên cứu trong và ngoài nước hoặc thế giới đã dùng và có hiệu quả và khuyến kích đưa các sản phẩm này vào trong nước nhanh chóng.

Trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ, nông sản phẩm nhãn hiệu Việt Nam đã có mặt khắp thế giới. Yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm của người tiêu dùng cả trong và ngoài nước ngày càng khắt khe, thì phát triển nông nghiệp sạch - an toàn đang là yêu cầu bức thiết, trong đó có vai trò rất quan trọng của phân bón sạch.

Kỹ thuật cách trồng cây kim quýt bonsai

  Kim quýt là cây gỗ nhỏ, mọc bụi cao 1 – 3 m, phân cành ngay sát gốc, có gai nhọn hướng lên. Lá mọc kép với 3 lá phụ. Cụm hoa có 1- 3 chiếc, mọc từ nách lá, màu trắng. Quả tròn, đỏ, ăn được và chua.

Kim quýt bonsai mang dáng tao nhã, vừa thanh mảnh lại vừa khỏe khoắn. Lá xanh bóng, tròn nhỏ, thân cây có gai mang vẻ đẹp cứng cỏi, mạnh mẽ. Cây mang ý nghĩa tài lộc dồi dào, phát tài phát lộc, tạo cảm giác thư thái, minh mẫn cho người chơi. Ngoài ra cây còn có khả năng làm sạch môi trường sống mang không khí tươi xanh cho không gian nhà bạn. Kỹ thuật trồng cây kim quýt bonsai không quá khó nếu nắm bắt được các kỹ thuật tạo kiểu. 

  Kỹ thuật trồng cây kim quýt mang may mắn phát tài cho gia chủ. Ảnh minh họa

  Kỹ thuật trồng cây kim quýt mang may mắn phát tài cho gia chủ.


Điều kiện đảm bảo tốt để trồng cây kim quýt

Cây kim quýt thích hợp với điều kiện nhiệt độ ẩm và ấm áp. Nếu quá lạnh hoặc quá nóng cây cũng không thể chịu được do đó luôn phải đảm bảo cho cây ở những nơi có bóng mát.

Kỹ thuật trồng cây kim quýt bonsai

Kỹ thuật trồng cây kim quýt thông thường thì quá đơn giản nhưng khi trồng và tạo kiểu bonsai lại không phải dễ đòi hỏi người trồng phải có kiến thức sâu rộng về cây kiểng mới tạo ra được những thế cây kim quýt đẹp. Bởi một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. 

Khi cây đã phát triển thành những tán rộng cần phải đảm bảo chúng có độ dẻo, khỏe. Đầu tiên cần cắt một sợi dây có chiều dài gấp 3 lần nhánh hay thân cần quấn. Có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45 độ, đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cắm một đầu kẽm xuống đất rồi quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây.

Lưu ý cần quấn dây kẽm theo chiều dài của nhánh đến khi làm xong nguyên cây. Hoặc cũng có thể quấn cùng một lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi quấn tiếp. Cứ quấn đến khi bao chùm hết các cành nhánh theo dáng như ý muốn sau đó tiến hành cắt tỉa.

Cách chăm sóc và bón phân cây kim quýt

Cây ưa ẩm nên cần tưới nước thường xuyên. Đất phải đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng tốt không để cằn hoặc khô quá. Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ. Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất củ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu.

Sang chậu và thay đất cho cây kim quýt

Việc sang chậu cho cây kim quýt cũng khá quan trọng. Đầu tiên cần quan sát thấy đất trong chậu đã cạn kiệt cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.

Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ.

Để việc sang chậu được thuận lợi và không làm tổn thương đến cây thì nên dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra. Cũng có thể tưới nước cho đất thật nhão ra, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.

Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Lưu ý vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Kỹ thuật cách trồng cây khế bonsai

  Cây khế còn được gọi là Ngũ Liêm Tử có tên khoa học: Averrhoa carambolaL, thuộc họ Chua me đất – Oxalidaceae có nguồn gốc từ Sri Lanka.

Trong dân gian, khế là loài cây gắn liền với đời sống dân dã được trồng ở các vùng thôn quê. Nó cũng là hình ảnh thân thuộc trong câu chuyện cổ tích đã đi vào tâm trí bao thế hệ. Do đó đối với người Việt Nam, ngoài việc làm cây cảnh cây khế còn có ý nghĩa nhắc nhở cháu con dù đi xa nơi đâu vẫn luôn nhớ về quê hương, nguồn cội của mình. Còn với những người kỹ tính thường chọn cây khế để trồng trong các nhà thờ họ, như là sự kỳ vọng về sự trường tồn, thịnh vượng cho cả gia tộc mình.

Kỹ thuật trồng cây khế bonsai không hề đơn giản. Ảnh minh họa

Kỹ thuật trồng cây khế bonsai không hề đơn giản.


Tuy nhiên nói tới kỹ thuật trồng cây khế bonsai không phải ai cũng có thể làm được bởi nó đòi hỏi niềm đam mê, sự cần mẫn trong việc cắt tỉa cũng như chăm sóc để cây luôn khỏe mạnh, xanh tốt quanh năm.

Chọn thời vụ trồng thích hợp khi trồng cây khế

Cây khế thường phát lộc vào mùa xuân, ra hoa vào đầu hạ và kết quả vào cuối thu. Vì vậy, thời điểm thích hợp để trồng khế trong chậu cảnh là vào vụ xuân hoặc vụ thu. Trồng và chăm sóc đúng thời vụ, cây sẽ cho hoa vào thời tiết ấm và khô. Tỉ lệ kết quả cũng vì thế mà tăng lên. Chọn thời vụ thích hợp sẽ giúp cây khế ngọt của bạn kết quả vào đúng vụ thu, là vụ cho quả chín đẹp và thơm ngon nhất.

Đất trồng cây khế bonsai

Do cây khế không chịu được sự ngập úng nên loại đất phù hợp khi trồng là phải đảm bảo nhiều mùn, dễ tiêu thoát nước, tơi xốp. Cây khế rất cần nước trong giai đọan nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm, vì khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều. Do vậy khi nuôi quả, phải đủ ẩm cho vườn khế nếu cần thì phải tưới cho đất luôn ẩm.

Điều kiện nhiệt độ trồng cây khế bonsai

Do sức sống mãnh liệt nên cây khế chịu được nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Cây lớn có thể chịu được rét đậm, rét hại và nắng nóng. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất vẫn là từ 22 đến 25oC sẽ cho ra quả chín đẹp mã và vị thơn ngon.

Kỹ thuật trồng cây khế bonsai

Cho đến nay người ta vẫn trồng cây khế bằng hạt song gần đây phương pháp ghép mắt, ghép áp, ghép cành cũng được áp dụng rộng rãi. So với cách ghép thì cách trồng bằng hạt tương đối dễ hơn, song cây khế lâu ra quả hơn và chất lượng quả không ổn định vì hạt là kết quả thụ phấn, mà hoa khế tuy thuộc loại lưỡng tính nhưng vẫn có thể thụ phấn chéo. Do đó để có cây khế cảnh phát triển nhanh nên chọn phương pháp kỹ thuật trồng cây bằng cách ghép.  

Nếu theo cách gieo hạt nên tiến hành nhân giống khế bằng cách lọc lấy hạt, bỏ lớp nhầy bao quanh, rửa sạch rồi gieo luôn hoặc phơi trong bóng râm để lưu trữ. Nên gieo vào giá thể ẩm, tơi xốp vào mùa xuân, giữ ẩm cho đất 15-20 ngày hạt sẽ nảy mầm và bén rễ. Khi cây con được 5-7 lá thì đem chuyển bầu hoặc trồng xuống đất.

Cách chăm sóc cây khế bonsai

Dù nước luôn là yếu tố quan trọng nhất đối với việc trồng bất cứ cây nào nhưng đối với cây khế nếu tưới quá nhiều trong thời kỳ đầu sẽ rất bất lợi vì cây có thể thối rễ bất cứ khi nào. Do đó, lượng nước tưới cho khế vừa phải, chỉ cần chú ý khi cây trong giai đoạn từ cây con đến khi trưởng thành. Giai đoạn nuôi quả từ tháng 6 đến cuối năm thì tăng cường tưới, thời tiết khô hạn sẽ làm quả bị rụng nhiều.

Bón phân cho cây khế cũng không cầu kỳ, tuy nhiên trong giai đoạn nuôi quả, nên bón tro bếp và vôi bột để cải thiện chất lượng quả, không nên bón đạm. Cũng nên cắt tỉa cây trong giai đoạn trưởng thành để cây đều tán, không nên cho nắng rọi vào thân cây. Cắt tỉa cành cây sâu bệnh, cành già, yếu để tăng cường dinh dưỡng nuôi cây, nên cắt tỉa cành trước lúc ra hoa hoặc sau khi thu hoạch quả.

Cách tạo thế bonsai cho cây khế

Cách chăm sóc cây khế bonsai cũng phải đúng cách. Ảnh minh họa

Cách chăm sóc cây khế bonsai cũng phải đúng cách. 

Mỗi loại cây có độ mềm dẻo khác nhau, do đó tùy vào loại cây mà bạn chọn cách thức nhất định để uốn và xác định mức độ tác động. Đối với cây khế là loài thân gỗ có đặc tính thân cành giòn, người trống rất khó tạo thế, tạo dáng như các giống cây cảnh khác. 

Việc uốn cây bằng dây quấn, dây chằng hay các loại dây khác như kẽm là cách dễ thực hiện nhất và mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Đối với dây kẽm hay dây đồng, dây nhôm có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau, từ độ mềm đến độ cứng để thích dùng uốn cho từng cây, từng cành nhỏ hay lớn, già hay non.

Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.

Lưu ý, một cây thiết kế đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn. Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm như trên.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons