This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015
Cây bonsai 390 tuổi sống sót thần kỳ sau vụ ném bom nguyên tử ở Nhật
Thứ Năm, tháng 8 06, 2015
vườ xanh chậu cảnh
No comments
Sức sống mãnh liệt ẩn trong cây bonsai 390 năm tuổi của ông cụ nghệ nhân người Nhật.
Đến thăm Vườn thực vật Quốc gia Mỹ nằm ở thủ đô Washington DC, có một cây bonsai của Nhật được tạo dáng cầu kỳ, tán cây tạo thành hình mũ nấm. Những du khách đi qua cái cây này có thể sẽ ấn tượng về độ dày của tán, về cách tạo dáng của cây, thêm nữa thì có thể là về độ tuổi của cây - một cây bonsai 390 năm tuổi.
Nhưng đó mới chỉ là một phần bí mật của cái cây rất đặc biệt này, một khi biết được tất cả lai lịch của cây, người ta sẽ phải kinh ngạc và nhìn nó “bằng một ánh mắt khác”. Cây thông trắng Nhật Bản này đã được hiến tặng cho Vườn thực vật Quốc gia Mỹ năm 1976 và từ đó đến nay là cây cảnh lâu đời nhất trong khu vườn thực vật này.
Điều đặc biệt nhất của cây là nó đã sống sót vượt qua vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật hồi Thế chiến II.
Vụ ném bom nguyên tử với sức công phá hủy diệt đã làm sập nhà cửa, gây ra thương vong, làm chấn động nước Nhật, nhưng cái cây bén rễ từ thế kỷ 17 ấy vẫn đứng vững, không chết, không tàn lụi, nó vẫn tiếp tục giữ thế đứng của mình, tiếp tục đâm chồi, nảy lộc, ra lá mới dù nằm trong vùng ảnh hưởng của vụ ném bom.
Năm nay là tròn 70 năm xảy ra vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và câu chuyện về cây bonsai 390 năm tuổi được nhắc tới như một biểu tượng hàm chứa nhiều ý nghĩa. Từ nhiều thập kỷ qua, du khách đến với vườn thực vật này đã nhìn thấy cái cây đứng đó, nhưng mãi cho tới gần đây, câu chuyện và ý nghĩa đằng sau cây mới được biết tới rộng rãi.
Một nghệ nhân trồng bonsai người Nhật có tên Masaru Yamaki đã hiến tặng 53 cây quý cho vườn thực vật hồi năm 1976 nhân dịp nước Mỹ kỷ niệm 200 năm ngày độc lập. Người ta đón nhận những cây mà ông Yamaki gửi đến, không hề biết gì về câu chuyện ẩn sau cây bonsai 390 năm tuổi.
Mãi cho tới tháng 3/2001 khi hai người cháu trai của ông Yamaki từ Nhật sang thăm viện bảo tàng để thấy lại “cái cây của ông”, chính lúc này vườn thực vật mới được biết ý nghĩa của cây bonsai lâu đời mà ông Yamaki đã hiến tặng không một lời nhắn nhủ về lai lịch của nó.
Người ta đã rất kinh ngạc khi biết ông Yamaki tặng đi một cây bonsai quý mang đầy ý nghĩa như vậy cho bên đã ném bom hủy diệt xuống thành phố quê hương ông, và thậm chí còn hào phóng cho đi mà không đề cập lấy một lời. Câu chuyện về cây bonsai của ông Yamaki đã khiến những người am hiểu và yêu mến bonsai cảm thấy xúc động.
Hai người cháu trai của ông Yamaki sinh ra sau khi ông đã hiến tặng cây, vì vậy, hai cậu chỉ được nghe gia đình kể lại về cây, họ quyết định một ngày nào đó phải được tận mắt trông thấy cái cây huyền thoại của ông.
Một tấm ảnh còn lưu giữ được của gia đình Yamaki cho thấy sau vụ ném bom nguyên tử, sức nén của quả bom đã tác động mạnh lên mọi vật trong nhà, nhưng trong khu vườn, sau tất cả, cái cây này vẫn giữ nguyên thế đứng, không hề suy suyển. Trong những câu chuyện của gia đình Yamaki, cây thông trắng đã trở thành biểu tượng của sức sống mãnh liệt.
Bonsai đối với các nghệ nhân không phải chỉ là một dạng cây cảnh, trong đó gửi gắm cả cái tình của người chăm sóc cây, mỗi một cây bonsai được trồng bởi một nghệ nhân là sự kết hợp của cả tình yêu thương, vẻ đẹp tự nhiên, và nghệ thuật trồng cây cảnh. Việc cho đi một cây quý không bao giờ là quyết định dễ dàng đối với người trồng bonsai.
Cây bonsai của ông Yamaki đã được gia đình trồng từ năm 1625, điều đó đồng nghĩa với việc từ năm 1625 cho tới năm 1976, mỗi ngày, cái cây đều được một người trong gia đình Yamaki quan tâm chăm sóc.
Vào ngày 6/8/1945, một quả bom nặng 4.400kg phát nổ tại Hiroshima vào lúc 8h15 sáng. Vườn cây nhà ông Yamaki nằm cách trung tâm vụ nổ bom hơn 3km. Cái cây ngày ngày được chăm sóc nâng niu này đã không phụ lòng ông Yamaki, khi nó đã sống sót và vẫn đứng vững.
Tất cả cửa kính trong nhà khi đó đều vụn vỡ và bay loạn xạ khiến người nhà bị thương, cái cây ở ngoài vườn cũng rung rinh và rơi chút lá. Tính tới thời điểm này, cây thông trắng của ông Yamaki đã sống lâu hơn nhiều so với vòng đời được kỳ vọng.
Đám mây phát ra từ quả bom nguyên tử hình cây nấm, tán cây bonsai của ông Yamaki cũng hình cây nấm. Mỗi khi lật lại hình ảnh về quả bom nguyên tử năm xưa rơi xuống Hiroshima, biết bao ký ức đau buồn lại trỗi dậy, còn hình ảnh về cây bonsai sống sót vượt qua biến cố đem lại niềm tin và sự thán phục.
Sức sống mãnh liệt và câu chuyện ẩn sau cây bonsai 390 năm tuổi của ông cụ nghệ nhân người Nhật quả thực truyền cảm hứng. Cái cây đã âm thầm là cầu nối thể hiện ý chí quật cường, thiện chí hữu nghị, và cả một phần nào đó cốt cách đặc trưng của người Nhật.
(Theo Dân trí)
Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015
Phân hữu cơ và hiệu quả khi sử dụng
Thứ Tư, tháng 8 05, 2015
vườ xanh chậu cảnh
No comments
Phân hữu cơ là gì?
Theo GS.TS Mai Văn Quyền, khi loài người còn canh tác theo kiểu “chọn lỗ tra hạt” thì chưa có khái niệm gì về phân bón nhưng với sự thuần hoá động vật hình thành ngành chăn nuôi thì người xưa thấy cây trồng sẽ tốt hơn nếu được bón các chất thải động vật, kể cả chất thải của người. Từ “phân” cho đến tận hôm nay vẫn hàm nghĩa bẩn thỉu là do được hình thành như vậy.
Gọi là phân hữu cơ vì trong phân đó có thành phần hữu cơ là cơ bản nhất. Văn bản hiện hành của nhà nước chia phân hữu cơ ra làm 4 loại:
- Phân hữu cơ truyền thống: chúng được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và cách xử lý truyền thống. Nguồn nguyên liệu đấy có thể là chất thải của vật nuôi, là phế phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu…được nhà nông gom ủ lại chờ hoại mục).
- Phân hữu cơ sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm than bùn) được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.
- Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.
- Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ.
Để quản lý, Bộ Nông nghiệp-PTNT quy định thành phần chất hữu cơ trong phân hữu cơ phải đạt 22% trở lên, trong phân hữu cơ khoáng phải đạt 15% trở lên.
Thế kỷ 19, Libic đã phát hiện ra phân vô cơ đã đẩy năng suất tăng vọt và nhờ nó mà loài người đã tránh được nạn đói đe dọa khi dân số quá lớn. Với sự tiện dụng và hiệu quả của phân vô cơ, con người dần quên phân hữu cơ, khiến cho chất lượng và năng suất cây trồng giảm xuống, dịch bệnh lan tràn, hiệu quả của phân vô cơ bị giảm sút, đất bị phá vỡ kết cấu, trở nên chua…
Từ thực tế trên, con người mới nhìn nhận lại vai trò của phân hữu cơ và đưa ra nguyên tắc bón phân cho cây trồng. Sử dụng hài hòa phân hữu cơ và phân vô cơ.
Vai trò của phân hữu cơ
Hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất, quyết định kết cấu của đất, độ tơi xốp thoáng khí của đất, quyết định độ thấm nước và giữ nước của đất, quyết định hệ đệm của đất, quyết định tới số lượng và khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất. Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng sự hiểu biết và sử dụng của nông dân về phân hữu cơ lại rất khác nhau, trong đó nông dân trồng lúa gần như không biết, không dùng đến phân hữu cơ, ngược lại các nhà vườn lại đã biết cách bón lót phân hữu cơ kết hợp bồi liếp hàng năm để tăng năng suất và chất lượng rau quả.
Theo Th.sỹ Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách, nơi nổi tiếng cung cấp giống và kỹ thuật cây ăn trái cho cả nước, trình độ và mức độ sử dụng phân hữu cơ của các nhà vườn trong huyện vẫn khác xa nhau mà biểu hiện ở chỗ có những vườn cây có tuổi thọ lên đến 30 năm nhưng cây vẫn xanh tốt, năng suất cao trong lúc có những vườn cây mới cho trái 3-4 vụ đã suy. Tuy nhiên các nhà vườn trồng cây có giá trị cao như sầu riêng, bưởi…thì đều “phải biết” sử dụng phân hữu cơ vì nếu không sử dụng thì cây “bị bệnh chịu không nổi”.
Ngoài các tác dụng cơ bản trên, việc bón phân hữu cơ còn làm tăng hiệu quả sử dụng của phân vô cơ, dinh dưỡng vô cơ tạm thời được giữ lại để cung cấp từ tử cho cây trồng, hạn chế rửa trôi. Từ đấy mà làm giảm số lượng sử dụng phân vô cơ tạo nên nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả.
Chọn phân hữu cơ nào?
Theo Cục Trồng trọt, số lượng các nhà sản xuất và sản lượng phân hữu cơ các loại cung ứng ra thị trường đang tăng mạnh hàng năm. Tuy nhiên việc tăng đấy cũng bao gồm việc tăng phân kém chất lượng, phân giả. Báo cáo của Cục này cho thấy có đến gần một nửa số phân được lấy mẫu kiểm tra là phân kém chất lượng. Bởi vậy rất khó cho nông dân là chọn phân hữu cơ nào để mua?
Theo Th.sỹ Bùi Thanh Liêm, cách tốt nhất là phải biết nguồn nguyên liệu đầu vào và quy trình công nghệ của nhà sản xuất. Nguyên liệu đầu vào rất quan trọng, ngoài than bùn ra nhiều nhà máy còn sử dụng phân gà, bột cá, bã cã phê…có hàm lượng dinh dưỡng rất cao để làm phân bón; quan sát xem than bùn có chất lượng không (nếu có chất lượng thì màu rất đen, xốp tơi và nhẹ hơn đất nhiều) có được ủ men hoạt hoá không. Nhà máy có quy mô công nghiệp như thế nào, có sân bãi không, có phòng phân tích nuôi cấy vi sinh vật không?…Việc tham quan cơ sở sản xuất đã có thể khẳng định được 80-90% chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, phân có chất lượng sẽ có độ đồng nhất cả về cỡ hạt lẫn màu sắc. Dung trọng và độ ẩm phân cũng là một chỉ số quan trọng, lấy một ít phân bỏ vào nước nếu thấy nổi nhiều là dạng hữu cơ thô, dinh dưỡng kém. Bóp trong tay thật chặt rồi mở ra mà nắm phân không tơi trở lại là độ ẩm quá cao.
Nên tự ủ lấy phân
Việc nhiều nông dân bón trực tiếp phân bò, trâu khô cho cây trồng là việc làm sai vì dinh dưỡng trong đấy đã bị mất mát còn nguồn bệnh như vi khuẩn tả, thương hàn, trứng giun sán vẫn ở lại. Tự ủ phân chuồng chẳng những có chất lượng đảm bảo mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí.
Nếu có phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, cây bắp, cây họ đậu, rơm đã làm nấm…) có thể trộn chung với phân chuồng theo tỷ lệ 1:1, nếu có điều kiện thêm lân nung chảy và vôi càng tốt. Cứ lần lượt lớp nọ chồng lớp kia, xong tưới dung dịch có chứa nấm trichoderma làm sao đống ủ có độ ẩm khoảng 60% (bóp thấy có nước rịn ra) nén hơn dẽ, 1 tuần sao đảo lại khoảng 1-1,5 tháng là đống ủ đã hoai và có thể sử dụng. Đống ủ cần được che chắn và đào rãnh thoát nước xung quanh
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317