Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Tạo dáng bằng phương pháp trạm trổ

Nếu muốn tạo một gốc cổ thụ như đã có hàng trăm năm tuổi, người ta thường dùng cưa cắt những cành to làm nơi đó ngừng phát triển, khô mục đi. Sau đó dụng cụ chạm trổ can thiệp vào để tạo dáng cho thật tự nhiên.

Đối với những cây cảnh còn non tuổi, thân thẳng thì nghệ nhân sẽ dễ dàng tạo dáng uốn lượn. Đầu tiên người ta dùng vỏ bao( loại bao vây, bao bố buộc lấy thân cây và bên ngoài chỗ uốn lượn đồng thời phải thêm một sợi dây để tăng độ dẻo của thân cây, phòng cây bị gãy khi uốn lượn ta dùng dây thép để cố định cành. Người Trung Quốc xưa dùng dây cọ buộc dính cây vớ chỗ uốn lượn. Vì dây cọ dễ dàng biến màu như vỏ cây nên sau khi thực hiện là có thể thưởng thức dáng cây ngay.

Ở một số vùng khác thì người ta dùng cách cắt tỉa cành để tạo hình. Phương pháp này thích hợp với cây vùng nhiệt đới, có sức đâm chồi mạnh và liên tục. Cách làm này trước tiên người ta chọn một cây dáng đủ tiêu chuẩn, cắt chừa lại vài nhánh, đợi đến khi cành nhánh 1 và thân chính đạt được độ thẩm mỹ thì lại cắt đi tầng nhánh trên. Sau đó ở trên tầng nhánh một giữ lại tầng nhánh 2. Đợi đến khi tàng nhánh 2 và tầng nhánh một hài hoà lại đem 2 nhánh trên cắt đi, trên tầng nhánh 2 cắt lại tầng nhánh 3 và cứ thế tiếp tục. Qua nhiếu năm cắt tỉa tỉ mỉ, dáng cây sẽ hình thành có những tầng tán rất đẹp.

Hiện nay xu hướng dùng dây kim loại để uốn cành tạo dáng là rất phổ biến. Khi đã cắt những cành rườm rà thì chúng ta tiến hành dùng các sợi dây kim loại để uốn cong cành tạo dáng xù xì được tiến hành tuỳ theo từng loại cây khác nhau. Với các cây rụng lá thì thao tác vào mùa sinh trưởng. Cây Thông, Tùng thì làm vào mùa thu hoặc đầu đông. Trước khi tiến hành uốn cành bạn phài tiến hành tưới nước cho cây trước một ngày để cho cành cây dẻo dai không bị gãy khi uốn. Đầu tiên bạn buộc dây ở thân chính sau đó đến cành chính cành bên theo thứ tự từ dưới lên trên từ to đến nhỏ.
Khi cuốn thân cây nên tìm cách cố định đầu dây ở trong đất, đáy chậu không để cho đầu dây lộ ra, sau khi cuốn xong thì có thể uốn cành theo ý muốn nhưng lưu ý không được uốn gấp sẽ gãy cành. Những loại sinh trưởng nhanh ở nước ta sau nửa năm là phải tháo dây kim loại ra, các loại cây vùng ôn đới như Thông, Tùng thì sau một năm. Cành càng thô thì thời gian uốn càng dài nhưng nếu thấy dây lún vào vỏ cây thì lập tức phải tháo ra nới lỏng.

Chăm sóc cây cảnh

Cây cảnh là một loại cây trồng. Trồng cây cảnh, trước hết phải biết về nông nghiệp, trồng và chăm sóc cây trồng. Giống, đất, nước, khí hậu... ảnh hưởng tới cây trồng. Ngoài ra cây cảnh có những yêu cầu kỹ thuật quan trọng khác.
Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào.
Cách làm cho gốc cây lộ ra:

Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào.
Trong quá trình phát triển rễ gốc cây sẽ đâm phía có phân. Cứ cách một thời gian người ta lại lấy bớt một phần cát bên trên làm gốc cây lộ dần ra, đến khi bỏ hết lớp cát thì dừng lại, khi cây đạt đến độ thích hợp (gốc đã lộ ra theo ý người chọn) thì chuyển qua chậu cạn.

Một cách khác cũng được các nhà vườn thực hiện đó là xếp nhiếu tầng gạch xung quanh một mảnh đất, đổ đầy đá và trong đó trồng một lúc nhiều cây cảnh.

Phương pháp đổ chậu:

Phương pháp này thực hiện cũng khá đơn giản. Mỗi lần đổi chậu người ta lại nâng rễ cây lên một ít và tuý theo sự bào mòn của nước tưới hoặc do mưa, nghệ nhân dùng dụng cụ moi bỏ dàn các lớp đát bám vào rễ để rễ lộ ra bên ngoài. Khi thay đổi chậu thì đưa các rễ cố định theo ý muốn.

Phương pháp bóc vỏ: Cách này người ta dùng các miếng kim loạihoặc sành bao quanh gốc làm cho lớp vỏ ngoài của rễ một thời gian bị tróc dần ra, sau đó người ta bóc vỏ để gốc thô dần ra.
*Tạo ra vết chai:
Trong tạo dáng bonsai, một vết chai được tạo đúng kĩ thuật sẽ tăng thêm tính thẩnm mỹ cho cây cảnh của bạn. Khi chúng ta cắt một cành dạng chữ V, vết chai có thể hình thành. Sau khi vỏ cây bị gọt, cần phết lên vết thương một lớp keo có tính diệt nấm. Kĩ thuật này chỉ nên áp dụng từ 3 đến 4 lần trong thời gian 5 năm và trên một cây chỉ nên tạo một vết chai mà thôi.

Kỹ thuật ghép rễ Bonsai

Rễ là thành phần không thể thiếu của thực vật. Rễ có các chức năng:Làm cho cây đứng vững trên mặt đất.
Hút nước và muối khoáng để nuôi cây và phát triển.

Đối với tác phẩm bonsai, rễ còn là yếu tố làm tăng thêm vẻ đẹp, cũng như tạo cảm giác già cỗi (nhất là rễ lồi trên mặt đất). Do đó một cây bonsai hoàn chỉnh phải có một bộ rễ hoàn chỉnh, không thể khiếm khuyết (tất nhiên để che lấp sự khiếm khuyết đó người ta sẽ sử dụng nhiều cách như dùng cỏ, rêu, đá để che chắn). Nhưng tôi thiết nghĩ là chúng ta nên tạo nơi khiếm khuyết đó một số rễ cần và đủ. Để làm được điều này chỉ còn cách là ghép rễ.

Chủng loại cây ghép rễ:
Nói chung tất cả các chủng loại cây dùng làm bonsai đều có thể ghép rễ, thí dụ: cần thăng, mai chiếu thủy, gừa, sanh, si, sộp v.v... miễn là chúng cùng loài với nhau.

Phương pháp ghép rễ:
Trước hết ta chọn một cây nhỏ cùng chủng loại với gốc sao cho tương đối phù hợp với dáng thế của cây và ý muốn dàn dựng bộ rễ nơi khiếm khuyết đó.
Nhổ cây bonsai ra khỏi chậu và giũ sạch đất, kết hợp với tỉa bớt cành lá.
Dùng một lưỡi khoan - vừa bằng đường kính cây nhỏ mà ta muốn lấy làm rễ - khoan xuyên gốc cây bonsai nơi mà ta muốn rễ mọc ra từ đó.
Sau đó ta nhét cây con vào lỗ đã khoan cho xuyên suốt gốc cây và ló ra ngoài từ 2cm - 3cm, lấy dây buộc chặt để cố định rễ ghép ở nơi muốn ghép. Lấy mỡ bò trộn ký ninh hoặc mác-tít trét kín khe hở ở hai đầu để nước không ngấm vào. Xong trồng lại vào chậu đã thay phân đất mới kết hợp sửa bộ rễ cũ và mới theo ý muốn. Tưới cây và để vào nơi thoáng mát, khuất gió khoảng một tháng rồi chuyển dần ra nắng.
Cây con dùng làm rễ sẽ nẩy chồi khắp nơi ở cả hai đầu và ta để cho nó phát triển tự do. Trong vòng 4 - 6 tháng thì cây con dùng làm rễ sẽ lớn dần ra bít kín những khe hở và dính liền da với gốc ghép. Sau đó ta cắt nốt 2cm - 3cm phần ló ra cho sát gốc ghép và lảy hết những cành lá mọc ở rễ ghép. Như thế ta đã có được một bộ rễ như ý vì đã dính liền với nhau nên chúng nuôi sống lẫn nhau. Với phương pháp này ta có thể ghép cùng lúc 3 - 4 rễ quanh gốc.
Lúc đầu mới nhìn ta dễ phân biệt ra rễ ghép vì nó có màu sáng hơn gốc. Nhưng càng về lâu thì màu rễ và gốc sẽ giống nhau nên rất khó phân biệt. Chúng tôi đã thành công trên các chủng loại cần thăng, mai chiếu thủy, các giống Ficus và các chủng loại khác. Chúc các bạn thử nghiệm thành công để có một tác phẩm.
  • Nguyễn Văn Đức - CLB Bonsai Trường ĐHKHTN - Đăng trên tạp chi hoa cảnh

Nói về sâu bệnh trên cây cảnh

Hầu hết các loài cây bụi hoặc cây thường được sử dụng để trồng cây cảnh hiếm khi không chống nổi bệnh nếu được chăm sóc cẩn thận và nuôi trồng trong môi trường đúng cách cho sự phát triển của từng loài cây.
Theo kinh nghiệm của tôi là 95% hoặc nhiều hơn, cây cối bị ảnh hưởng bởi bệnh hoặc cằn cỗi, chột và kém phát triển. Quá hạn hoặc úng nước khi tưới hay mưa, bón quá ít hoặc quá nhiều phân bón, con người không chú tâm tạo điều kiện cho cây phát triển (đất trồng và phân bón), nơi trồng cây quá u ám tối tăm (cớm nắng) hoặc quá sáng (với từng loại cây)... Đó là tất cả những tác nhân chủ yếu gây ra cho cây giảm khả năng đề kháng, khiến nó dễ bị nhiễm bệnh và sâu rệp (..) tấn công.

Sâu rệp (..) có thể tấn công cây ngẫu nhiên (bất cứ lúc nào, chỗ nào) mặc dù bạn phát hiện sớm cây có khả năng bị nhiễm - điều đã cảnh giác từ trước! Cây khoe mạnh, sức sông dồi dào ít có khả năng bị tấn công, chúng cũng sẽ có khả năng tốt hơn để tồn tại vượt qua các cuộc tấn công từ sâu và bệnh tật. Cây có sức khỏe kém, ít sức sống sẽ càng bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cuộc tấn của sâu bệnh vì khả năng phòng vệ - đề kháng - suy yếu

-Biện pháp phòng ngừa như thường xuyên phun thuốc trừ sâu theo, thuốc diệt nấm một cách có hệ thống và theo định kỳ, trực diện vào các ổ sâu, bệnh và xung quanh. Diệt triện để tận gốc. Thường xuyên quan sát sức sống của cây, chăm sóc đúng cách. Đó quả là một biện pháp phòng tránh hữu hiệu!

Sự tấn công của nấm hoặc rệp sẽ bị dập tắt nếu ta biết gốc lõi vấn đề, và biết đúng cách trị. Tuy nhiên, phương pháp trị không phải là 100% có hiệu quả và thường là các thuốc sâu độc hại, ảnh hưởng tới môi trường; lặp đi lặp lại 1 biện pháp cũng có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp trị, do đó nên dùng một số thuốc độc hại để trị khi bệnh của cây thực sự cần thiết phải dùng nó. Tốt hơn hết nên dùng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt nấm đúng cách: đúng thời gian, đúng bệnh.

Sử dụng thuốc độc hại nên có bảo hộ cá nhân bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống.

Các triệu chứng do bệnh cây gây lên

riệu chứng bệnh là sự biến đổi mô bệnh biểu hiện ra bên ngoài mà ta có thể quan sát, nhận biết được.


Số lượng bệnh cây rất nhiều, tùy theo tính chất kahcs nhau cảu các loại bệnh (bệnh toàn bộ hoặc bệnh cục bộ( mà triệu chứng thể hiện ra rất khác nhau, nhưng có thể phân chia thành các nhóm loại triệu chứng cơ bản thường gặp sau:

Vết đốm: Hiện tượng chết từng đmá mô thực vật, tạo ra các vết bệnh cục bộ, hình dạng to, nhỏ, tròn, bậu dục, hoặc bất định hình, màu sắc vết bệnh khác nhau (đen, trắng, nâu...) gọi chung là bệnh đóm lá, quả.

Thối hỏng: Hiện tượng mô tế bào (củ, rễ, thân chứa nhiều nước và chât dự trữ), mảnh gian bào bị phân hủy, các cấu trúc mô bị phá vỡ trở thành một khối mềm nhũn, nát, nhão hoặc khô teo, có màu sắc khác nhau (đen, nâu sẫm, xám trắng...), có mùi.

Chảy gôm (nhựa): Hiện tượng chảy ở gốc, thân, cành cây, các tế bào hóa gỗ do bệnh phá hoại (bệnh chảy gôm cam, quýt).

Héo úa: Hiện tượng cây héo chết, canh lá héo xanh, vàng, rũ xuống. Các bó mạch dẫn có thể bị phá hủy, thân đen hoặc rễ bị thối chết dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước, tế bào mất sức trương.

Biến màu
: Bộ phận cây bị bệnh mấy màu xanh do sự phá hủy cấu tạo và chức năng của diệp lục, hàm lượng diệp lục giảm, gây ra hiện tượng biến màu lá với nhiều hình thức khác nhau: loang lổ (bệnh khảm lá), vàng lá, bach tạng (trắng lợt), v.v..

Biến dạng
: bộ phận cây bệnh dị hình: lá xoăn, dăn dúm, cuốn lá, cong queo, lùn thấp, cao vổng, búi cành (chổi thần), chun ngọn...

Ư sưng: khối lượng tế bào tăng lên quá độ, sinh sản tế bào rối loạn tạo ra các u sưng trên các bộ phận bị bệnh (rễ, xành, củ) như bệnh tuyết trùng nốt sưng (Meloidogyne sp), bệnh u sưng cây lâu năm (như Agrobacterium tumefaciens).

Lở loát
: Bộ phận bị bệnh (quả, thân, cành, gốc) nứt vỡ, loát, lõm như cac bệnh loét cam, ghẻ sao khoai tây.

Lớp phấn, mốc: Trên bề mặt bộ phận bị bệnh (lá, quả..) bao phủ toàn bộ hoặc từng chòm một lớp sợi nấm và cơ quan sinh sản bào tử rất mỏng, xốp, mịn như lớp bột phán màu trắng hoặc đen (bệnh phấn trắng, bệnh muội đen).

Ở nấm
: vết bệnh là một ổ bào tử nấm nổi lên, lộ ra trên bề mặt lá do lớp biểu bì nứt vỡ. Loại triệu chứng này chỉ đặc trưng cho một bệnh như các gỉ sắt hại cây, bệnh đóm vòng do nấm.

Mumi: hiện tượng quả, hạt, bông cờ bị phá hủy toàn bộ bên trong chứa đầy khối sợi nấm và bào tử như bột đen gọi là bênh than đen (bệnh hoa cúc lúa, phấn đen ngô).

Trong các dạng triệu chứng trên, nấm thường gây ra các hiện tượng: vết đóm, thối, hỏng, chảy gốm, héo rũ dạng héo vàng, u sưng, lở loét.

Virus thường gây ra các dạng: biến màu, biến dạng, thỉnh thoảng có vết đốm.

Phytoplasma, viroide, tuyến trùng thường gây ra biến màu, biến dạng, u sưng.


Vì vậy, triệu chứng bện cây có thể dễ bị nhầm lẫn và làm cho bệnh cây khi chuẩn đoán phải dùng nhiều phương pháp phối hơp với nhau mới xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác đặc biệt là dùng phương pháp lây bệnh nhân tạo.

Qua lá: phán đoán cây thiếu dinh dưỡng

Mỗi một chất dinh dưỡng đều có những chức năng sinh lý riêng, khi thiếu chất dinh dưỡng nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hoa và biểu hiện những triệu chứng đặc trưng, trước hết là thể hiện trên trên lá.
Do vậy, quan sát sự biến đổi bên ngoài của. lá là có thể phán đoán được cây cảnh thiếu chất dinh : nếu triệu chứng thể hiện ở lá già, nói lên các nguyên tố thiếu trong cây có thể di động, như N, P, K, Mg, Zn... Nếu triệu chứng thể hiện ở mô phân sinh nói lên các nguyên tố đó không thể di động, sẽ không tận dụng lại được, như các chất Ca, Fe, B. Khi thiếu N, cả cây thể hiện màu xanh lục sẫm, cuống lá tím, phát triển chậm, lá già không có đốm nhưng gân lá có màu vàng, lá dễ rụng.

Thiếu K hoặc thiếu Zn các lá già thường biến vàng, đỏ, tím lá khô rủ xuống, mép lá vàng dần vào trong, nhưng gân lá vẫn giữ màu xanh, mép lá uốn cong dưới lên hoặc trên xuống, lá bị khô héo đần. Thiếu B hoặc Ca thường biểu hiện ở lá non, rất đễ dẫn đến khô héo ngọn, nhưng khi thiếu S, Fe, Mn, Mo, Cu thì chồi ngọn không bị khô.

Khi thiếu Fe lá non dễ thể hiện màu trắng vàng, gân lá vẫn còn xanh, nói chung không bị khô héo, nhưng thời gian kéo dài, mép lá sẽ khô héo dần. Triệu chứng thường thấy do thiếu dinh dưỡng ở một số loài cây cảnh được thể hiện ở Biểu 3. Nguyên nhân gây ra thiếu dinh dưỡng có rất nhiều, chủ yếu là về số lựơng các nguyên tố dinh dưỡng trong đất không thoả mãn nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây hoa thành phần phân bón không cân bằng đất quá chua hay quá kiềm cũng làm cho các nguyên tố dinh dưỡng trong đất mất hiệu lực, tính chất vật lý đất không tốt không thể phát huy được tiềm lực phân trong đất, sự biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu một số chất dinh dưỡng.

Biểu 3. Triệu chứng thiếu một số nguyên tô chủ yếu

Nguyên tố Triệu chướng thường gập

N Lá nhạt, còi, thân bé và nứt, lá nhỏ, nặng làm cho lá vang khô, ít bị rụng

P Lá xanh sẩm, mọc chậm, gân lá vàng, có màu tím, cuống lá tím dể rụng

K Lá phía dưới có đốm, đầu lá và mét lá khô vàng, biến nâu và xoăn, lá phía dưới rụng.

Mg Lá phía dưới vàng, xuất hiện đốm khô, gân lá không vàng, mép lá cuống ngược, giữa gân lá vàng khô

Fe Lá mới rụng vàng, nhưng gân lá xanh, đầu lá khô và lan rộng, chỉ có gân lá màu xanh.

Mn Lá mới bị vàng, chỉ có gân màu xanh, hình thành mạng lưới nhỏ, đôm bệnh ở khắp mặt lá, hoa nhỏ.

S Lá mới xanh nhạt, nhạt vùng giáp giới gân lá và thịt lá, có lúc có đốm, nhưng lá không khô.

Ca Đâu lá bị khô thối thành dạng móc câu, chồi thường bị chết, bộ rể bị chết.

B Đầu ngọn chết khô, gốc lá non bị thối, thân và cuống lá rất ròn, bộ rể bị chết, nhất là đầu rể


Nghề trồng hoa gia đình muốn không gặp sự thiếu dinh dưỡng có thể áp dụng mấy biện pháp sau:

+ Một là phải theo tập tính sinh trưởng của các loại hoa kịp thời đảo chậu và bón lót phân.

+ Hai là trong thời kỳ sinh trưởng phát triển để bù lại thành phần dinh dưỡng trong đất có thể tưới bón thúc phân, nói chung là cứ 10 ngày bón một lần. có những loại cây có thể bón ngoài rể như cây quan sát quả phun 0,05 – 0,1%KH2PO4 có thể phòng trừ được rụng quả làm quả mập có màu tươi đẹp.

+ Ba là những cây hoa ưa đất chua có thể mỗi tháng bón 1 lần nước phèn (khi pha nước phân thêm 1% FeSO4 sau khi hoại là thành nước phèn) để thay thế phân nước. Nếu thiếu Fe nghiêm trọng cứ mây ngày tưới nước phèn 1 lần. Cây hoa đỗ quyên, hoa trà, ưa chua trong kỳ sinh trưởng phát triển phun O,2 - 0,5% dung dịch FeSO4 có thể làm cho lá xanh sáng hơn.

+ Bốn là có thể dùng loại phân bón hoa tổng hợp

+ Năm là không nên dùng nhiều thuốc trừ sâu bệnh. Nồng độ sử dụng cần phải được xem xét đến cây khỏe, yếu, già, non cây con trong kỳ nảy chồi, nồng độ phải thấp, kỳ rụng lá hoặc sinh trưởng mạnh nồng độ phải hơi cao, kỳ hoa nở nói chung không nên phun thuốc.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons