Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Bonsai tý hon, cao 3cm giá 4000 USD

Khoảng 2 năm nay, người chơi cây cảnh ở Sài Gòn phát sốt với những cây bonsai tí hon có chiều cao chỉ bằng đầu lọc thuốc, nhưng có giá bán cả nghìn đô.
cây cảnh, bonsai, giá nghìn đô, phát sốt, độc đáo. cây-cảnh, bonsai, giá-nghìn-đô, phát-sốt, độc-đáo

cây cảnh, bonsai, giá nghìn đô, phát sốt, độc đáo. cây-cảnh, bonsai, giá-nghìn-đô, phát-sốt, độc-đáo
Anh Lâm Ngọc Vinh (45 tuổi, ngụ Huyện Hóc Môn, TP.HCM) - chủ của những cây bonsai tí hon cho biết, những cây cảnh tí hon không phải ai muốn trồng cũng được, từ khâu chăm sóc, tạo dáng cho cây khó gấp trăm lần những cây lớn.
cây cảnh, bonsai, giá nghìn đô, phát sốt, độc đáo. cây-cảnh, bonsai, giá-nghìn-đô, phát-sốt, độc-đáo
Người chơi phải thật kiên nhẫn vì mất từ 4-5 năm cây mới có thể định hình đẹp được, những người trồng được bonsai lớn, chưa chắc đã trồng được cây tí hon. Vì vậy giá thành của cây hiện tại dao động từ 50USD đến 4.000 USD.
cây cảnh, bonsai, giá nghìn đô, phát sốt, độc đáo. cây-cảnh, bonsai, giá-nghìn-đô, phát-sốt, độc-đáo
Từ năm 7 tuổi, anh Vinh đã đam mê cây cảnh, 10 tuổi tập trồng cây, lớn thêm một chút ai cũng biết đến anh nhờ những giải thưởng về cây đẹp trong các hội chợ triển lãm.
cây cảnh, bonsai, giá nghìn đô, phát sốt, độc đáo. cây-cảnh, bonsai, giá-nghìn-đô, phát-sốt, độc-đáo
Là niềm tự hào của gia đình khi tốt nghiệp một trường ĐH Bách khoa, rồi làm việc cho công ty nước ngoài với mức lương cao, anh Vinh đột ngột nghỉ việc trong sự la mắng của mẹ, nước mắt hụt hẫng của vợ, để chuyển qua chơi cây cảnh.
cây cảnh, bonsai, giá nghìn đô, phát sốt, độc đáo. cây-cảnh, bonsai, giá-nghìn-đô, phát-sốt, độc-đáo
Nhờ sự đam mê, hiểu cây hơn hiểu chính mình, chỉ trong 6 tháng anh Vinh đã được trong nước và thế giới biết đến khi đạt nhiều giải thưởng về cây cảnh, từ đó khách đặt hàng anh nhiều hơn.
cây cảnh, bonsai, giá nghìn đô, phát sốt, độc đáo. cây-cảnh, bonsai, giá-nghìn-đô, phát-sốt, độc-đáo
Từ việc chơi cây cảnh phổ thông, anh tìm kiếm nhiều giống mới, nhiều loại cây và các thế đẹp thông qua sự sáng tạo của mình, cũng như tham khảo của các nước bạn thông qua tài liệu và những chuyến giao lưu, công tác.
cây cảnh, bonsai, giá nghìn đô, phát sốt, độc đáo. cây-cảnh, bonsai, giá-nghìn-đô, phát-sốt, độc-đáo
Anh Vinh biết đến bonsai siêu nhỏ từ một lần đọc trên báo và thấy ở Hoàng Gia Nhật Bản có trồng 4 cây siêu nhỏ, theo tìm hiểu những người trồng cây này phải thật tỉ mỉ, chăm chút
cây cảnh, bonsai, giá nghìn đô, phát sốt, độc đáo. cây-cảnh, bonsai, giá-nghìn-đô, phát-sốt, độc-đáo
Lúc đó, anh Vinh nghĩ ngay rằng, mình cũng có thể làm được, nhưng sẽ chăm sóc chúng theo kinh nghiệm của riêng anh chứ không quá cầu kỳ như ở Nhật và anh thành công ngay lần đầu tiên thử nghiệm.
cây cảnh, bonsai, giá nghìn đô, phát sốt, độc đáo. cây-cảnh, bonsai, giá-nghìn-đô, phát-sốt, độc-đáo
Với mỗi cành bonsai được chiết ra từ mai chiếu thủy, linh sam, dương… người tạo dáng phải đắp đất dưỡng gốc, sau đó dùng dụng cụ để uốn, phân tán cành, tầng, tỉa lá... Những loại bonsai anh Vinh trồng có chiều cao từ 3cm đến 15cm.

Theo Trí Thức Trẻ


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Cây bonsai 390 tuổi sống sót thần kỳ sau vụ ném bom nguyên tử ở Nhật

Sức sống mãnh liệt ẩn trong cây bonsai 390 năm tuổi của ông cụ nghệ nhân người Nhật.
Đến thăm Vườn thực vật Quốc gia Mỹ nằm ở thủ đô Washington DC, có một cây bonsai của Nhật được tạo dáng cầu kỳ, tán cây tạo thành hình mũ nấm. Những du khách đi qua cái cây này có thể sẽ ấn tượng về độ dày của tán, về cách tạo dáng của cây, thêm nữa thì có thể là về độ tuổi của cây - một cây bonsai 390 năm tuổi.
Nhưng đó mới chỉ là một phần bí mật của cái cây rất đặc biệt này, một khi biết được tất cả lai lịch của cây, người ta sẽ phải kinh ngạc và nhìn nó “bằng một ánh mắt khác”. Cây thông trắng Nhật Bản này đã được hiến tặng cho Vườn thực vật Quốc gia Mỹ năm 1976 và từ đó đến nay là cây cảnh lâu đời nhất trong khu vườn thực vật này.
Điều đặc biệt nhất của cây là nó đã sống sót vượt qua vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật hồi Thế chiến II.
cây bonsai, cây cảnh, nhật bản, ném bom nguyên tử ở Nhật, Vườn thực vật Quốc gia Mỹ
Vụ ném bom nguyên tử với sức công phá hủy diệt đã làm sập nhà cửa, gây ra thương vong, làm chấn động nước Nhật, nhưng cái cây bén rễ từ thế kỷ 17 ấy vẫn đứng vững, không chết, không tàn lụi, nó vẫn tiếp tục giữ thế đứng của mình, tiếp tục đâm chồi, nảy lộc, ra lá mới dù nằm trong vùng ảnh hưởng của vụ ném bom.
Năm nay là tròn 70 năm xảy ra vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và câu chuyện về cây bonsai 390 năm tuổi được nhắc tới như một biểu tượng hàm chứa nhiều ý nghĩa. Từ nhiều thập kỷ qua, du khách đến với vườn thực vật này đã nhìn thấy cái cây đứng đó, nhưng mãi cho tới gần đây, câu chuyện và ý nghĩa đằng sau cây mới được biết tới rộng rãi.
Một nghệ nhân trồng bonsai người Nhật có tên Masaru Yamaki đã hiến tặng 53 cây quý cho vườn thực vật hồi năm 1976 nhân dịp nước Mỹ kỷ niệm 200 năm ngày độc lập. Người ta đón nhận những cây mà ông Yamaki gửi đến, không hề biết gì về câu chuyện ẩn sau cây bonsai 390 năm tuổi.
cây bonsai, cây cảnh, nhật bản, ném bom nguyên tử ở Nhật, Vườn thực vật Quốc gia Mỹ
Mãi cho tới tháng 3/2001 khi hai người cháu trai của ông Yamaki từ Nhật sang thăm viện bảo tàng để thấy lại “cái cây của ông”, chính lúc này vườn thực vật mới được biết ý nghĩa của cây bonsai lâu đời mà ông Yamaki đã hiến tặng không một lời nhắn nhủ về lai lịch của nó.
Người ta đã rất kinh ngạc khi biết ông Yamaki tặng đi một cây bonsai quý mang đầy ý nghĩa như vậy cho bên đã ném bom hủy diệt xuống thành phố quê hương ông, và thậm chí còn hào phóng cho đi mà không đề cập lấy một lời. Câu chuyện về cây bonsai của ông Yamaki đã khiến những người am hiểu và yêu mến bonsai cảm thấy xúc động.
Hai người cháu trai của ông Yamaki sinh ra sau khi ông đã hiến tặng cây, vì vậy, hai cậu chỉ được nghe gia đình kể lại về cây, họ quyết định một ngày nào đó phải được tận mắt trông thấy cái cây huyền thoại của ông.
Một tấm ảnh còn lưu giữ được của gia đình Yamaki cho thấy sau vụ ném bom nguyên tử, sức nén của quả bom đã tác động mạnh lên mọi vật trong nhà, nhưng trong khu vườn, sau tất cả, cái cây này vẫn giữ nguyên thế đứng, không hề suy suyển. Trong những câu chuyện của gia đình Yamaki, cây thông trắng đã trở thành biểu tượng của sức sống mãnh liệt.
cây bonsai, cây cảnh, nhật bản, ném bom nguyên tử ở Nhật, Vườn thực vật Quốc gia Mỹ
Bonsai đối với các nghệ nhân không phải chỉ là một dạng cây cảnh, trong đó gửi gắm cả cái tình của người chăm sóc cây, mỗi một cây bonsai được trồng bởi một nghệ nhân là sự kết hợp của cả tình yêu thương, vẻ đẹp tự nhiên, và nghệ thuật trồng cây cảnh. Việc cho đi một cây quý không bao giờ là quyết định dễ dàng đối với người trồng bonsai.
Cây bonsai của ông Yamaki đã được gia đình trồng từ năm 1625, điều đó đồng nghĩa với việc từ năm 1625 cho tới năm 1976, mỗi ngày, cái cây đều được một người trong gia đình Yamaki quan tâm chăm sóc.
Vào ngày 6/8/1945, một quả bom nặng 4.400kg phát nổ tại Hiroshima vào lúc 8h15 sáng. Vườn cây nhà ông Yamaki nằm cách trung tâm vụ nổ bom hơn 3km. Cái cây ngày ngày được chăm sóc nâng niu này đã không phụ lòng ông Yamaki, khi nó đã sống sót và vẫn đứng vững.
Tất cả cửa kính trong nhà khi đó đều vụn vỡ và bay loạn xạ khiến người nhà bị thương, cái cây ở ngoài vườn cũng rung rinh và rơi chút lá. Tính tới thời điểm này, cây thông trắng của ông Yamaki đã sống lâu hơn nhiều so với vòng đời được kỳ vọng.
Đám mây phát ra từ quả bom nguyên tử hình cây nấm, tán cây bonsai của ông Yamaki cũng hình cây nấm. Mỗi khi lật lại hình ảnh về quả bom nguyên tử năm xưa rơi xuống Hiroshima, biết bao ký ức đau buồn lại trỗi dậy, còn hình ảnh về cây bonsai sống sót vượt qua biến cố đem lại niềm tin và sự thán phục.
Sức sống mãnh liệt và câu chuyện ẩn sau cây bonsai 390 năm tuổi của ông cụ nghệ nhân người Nhật quả thực truyền cảm hứng. Cái cây đã âm thầm là cầu nối thể hiện ý chí quật cường, thiện chí hữu nghị, và cả một phần nào đó cốt cách đặc trưng của người Nhật.


(Theo Dân trí)

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2015

Phân hữu cơ và hiệu quả khi sử dụng

Phân hữu cơ là gì?
bon phan huu co nenTheo GS.TS Mai Văn Quyền, khi loài người còn canh tác theo kiểu “chọn lỗ tra hạt” thì chưa có khái niệm gì về phân bón nhưng với sự thuần hoá động vật hình thành ngành chăn nuôi thì người xưa thấy cây trồng sẽ tốt hơn nếu được bón các chất thải động vật, kể cả chất thải của người. Từ “phân” cho đến tận hôm nay vẫn hàm nghĩa bẩn thỉu là do được hình thành như vậy.
Gọi là phân hữu cơ vì trong phân đó có thành phần hữu cơ là cơ bản nhất. Văn bản hiện hành của nhà nước chia phân hữu cơ ra làm 4 loại:
  1. Phân hữu cơ truyền thống: chúng được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và cách xử lý truyền thống. Nguồn nguyên liệu đấy có thể là chất thải của vật nuôi, là phế phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu…được nhà nông gom ủ lại chờ hoại mục).
  2. Phân hữu cơ sinh học: Có nguồn nguyên liệu hữu cơ (có thể có thêm than bùn) được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.
  3. Phân hữu cơ vi sinh: Có nguồn nguyên liệu và quy trình công nghiệp như phân hữu cơ sinh học nhưng có một hoặc nhiều chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.
  4. Phân hữu cơ khoáng: Là phân hữu cơ sinh học được trộn thêm phân vô cơ.
Để quản lý, Bộ Nông nghiệp-PTNT quy định thành phần chất hữu cơ trong phân hữu cơ phải đạt 22% trở lên, trong phân hữu cơ khoáng phải đạt 15% trở lên.
Thế kỷ 19, Libic đã phát hiện ra phân vô cơ đã đẩy năng suất tăng vọt và nhờ nó mà loài người đã tránh được nạn đói đe dọa khi dân số quá lớn. Với sự tiện dụng và hiệu quả của phân vô cơ, con người dần quên phân hữu cơ, khiến cho chất lượng và năng suất cây trồng giảm xuống, dịch bệnh lan tràn, hiệu quả của phân vô cơ bị giảm sút, đất bị phá vỡ kết cấu, trở nên chua…
Từ thực tế trên, con người mới nhìn nhận lại vai trò của phân hữu cơ và đưa ra nguyên tắc bón phân cho cây trồng. Sử dụng hài hòa phân hữu cơ và phân vô cơ.
Vai trò của phân hữu cơ
Hữu cơ là chỉ tiêu đánh giá độ phì nhiêu của đất, quyết định kết cấu của đất, độ tơi xốp thoáng khí của đất, quyết định độ thấm nước và giữ nước của đất, quyết định hệ đệm của đất, quyết định tới số lượng và khả năng hoạt động của vi sinh vật trong đất. Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng sự hiểu biết và sử dụng của nông dân về phân hữu cơ lại rất khác nhau, trong đó nông dân trồng lúa gần như không biết, không dùng đến phân hữu cơ, ngược lại các nhà vườn lại đã biết cách bón lót phân hữu cơ kết hợp bồi liếp hàng năm để tăng năng suất và chất lượng rau quả.
Theo Th.sỹ Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chợ Lách, nơi nổi tiếng cung cấp giống và kỹ thuật cây ăn trái cho cả nước, trình độ và mức độ sử dụng phân hữu cơ của các nhà vườn trong huyện vẫn khác xa nhau mà biểu hiện ở chỗ có những vườn cây có tuổi thọ lên đến 30 năm nhưng cây vẫn xanh tốt, năng suất cao trong lúc có những vườn cây mới cho trái 3-4 vụ đã suy. Tuy nhiên các nhà vườn trồng cây có giá trị cao như sầu riêng, bưởi…thì đều “phải biết” sử dụng phân hữu cơ vì nếu không sử dụng thì cây “bị bệnh chịu không nổi”.
Ngoài các tác dụng cơ bản trên, việc bón phân hữu cơ còn làm tăng hiệu quả sử dụng của phân vô cơ, dinh dưỡng vô cơ tạm thời được giữ lại để cung cấp từ tử cho cây trồng, hạn chế rửa trôi. Từ đấy mà làm giảm số lượng sử dụng phân vô cơ tạo nên nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả.
Chọn phân hữu cơ nào?
Theo Cục Trồng trọt, số lượng các nhà sản xuất và sản lượng phân hữu cơ các loại cung ứng ra thị trường đang tăng mạnh hàng năm. Tuy nhiên việc tăng đấy cũng bao gồm việc tăng phân kém chất lượng, phân giả. Báo cáo của Cục này cho thấy có đến gần một nửa số phân được lấy mẫu kiểm tra là phân kém chất lượng. Bởi vậy rất khó cho nông dân là chọn phân hữu cơ nào để mua?
Theo Th.sỹ Bùi Thanh Liêm, cách tốt nhất là phải biết nguồn nguyên liệu đầu vào và quy trình công nghệ của nhà sản xuất. Nguyên liệu đầu vào rất quan trọng, ngoài than bùn ra nhiều nhà máy còn sử dụng phân gà, bột cá, bã cã phê…có hàm lượng dinh dưỡng rất cao để làm phân bón; quan sát xem than bùn có chất lượng không (nếu có chất lượng thì màu rất đen, xốp tơi và nhẹ hơn đất nhiều) có được ủ men hoạt hoá không. Nhà máy có quy mô công nghiệp như thế nào, có sân bãi không, có phòng phân tích nuôi cấy vi sinh vật không?…Việc tham quan cơ sở sản xuất đã có thể khẳng định được 80-90% chất lượng sản phẩm.
Ngoài ra, phân có chất lượng sẽ có độ đồng nhất cả về cỡ hạt lẫn màu sắc. Dung trọng và độ ẩm phân cũng là một chỉ số quan trọng, lấy một ít phân bỏ vào nước nếu thấy nổi nhiều là dạng hữu cơ thô, dinh dưỡng kém. Bóp trong tay thật chặt rồi mở ra mà nắm phân không tơi trở lại là độ ẩm quá cao.
Nên tự ủ lấy phân
Việc nhiều nông dân bón trực tiếp phân bò, trâu khô cho cây trồng là việc làm sai vì dinh dưỡng trong đấy đã bị mất mát còn nguồn bệnh như vi khuẩn tả, thương hàn, trứng giun sán vẫn ở lại. Tự ủ phân chuồng chẳng những có chất lượng đảm bảo mà còn tiết kiệm được nhiều chi phí.
Nếu có phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, cây bắp, cây họ đậu, rơm đã làm nấm…) có thể trộn chung với phân chuồng theo tỷ lệ 1:1, nếu có điều kiện thêm lân nung chảy và vôi càng tốt. Cứ lần lượt lớp nọ chồng lớp kia, xong tưới dung dịch có chứa nấm trichoderma làm sao đống ủ có độ ẩm khoảng 60% (bóp thấy có nước rịn ra) nén hơn dẽ, 1 tuần sao đảo lại khoảng 1-1,5 tháng là đống ủ đã hoai và có thể sử dụng. Đống ủ cần được che chắn và đào rãnh thoát nước xung quanh


Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Tạo dáng bằng phương pháp trạm trổ

Nếu muốn tạo một gốc cổ thụ như đã có hàng trăm năm tuổi, người ta thường dùng cưa cắt những cành to làm nơi đó ngừng phát triển, khô mục đi. Sau đó dụng cụ chạm trổ can thiệp vào để tạo dáng cho thật tự nhiên.

Đối với những cây cảnh còn non tuổi, thân thẳng thì nghệ nhân sẽ dễ dàng tạo dáng uốn lượn. Đầu tiên người ta dùng vỏ bao( loại bao vây, bao bố buộc lấy thân cây và bên ngoài chỗ uốn lượn đồng thời phải thêm một sợi dây để tăng độ dẻo của thân cây, phòng cây bị gãy khi uốn lượn ta dùng dây thép để cố định cành. Người Trung Quốc xưa dùng dây cọ buộc dính cây vớ chỗ uốn lượn. Vì dây cọ dễ dàng biến màu như vỏ cây nên sau khi thực hiện là có thể thưởng thức dáng cây ngay.

Ở một số vùng khác thì người ta dùng cách cắt tỉa cành để tạo hình. Phương pháp này thích hợp với cây vùng nhiệt đới, có sức đâm chồi mạnh và liên tục. Cách làm này trước tiên người ta chọn một cây dáng đủ tiêu chuẩn, cắt chừa lại vài nhánh, đợi đến khi cành nhánh 1 và thân chính đạt được độ thẩm mỹ thì lại cắt đi tầng nhánh trên. Sau đó ở trên tầng nhánh một giữ lại tầng nhánh 2. Đợi đến khi tàng nhánh 2 và tầng nhánh một hài hoà lại đem 2 nhánh trên cắt đi, trên tầng nhánh 2 cắt lại tầng nhánh 3 và cứ thế tiếp tục. Qua nhiếu năm cắt tỉa tỉ mỉ, dáng cây sẽ hình thành có những tầng tán rất đẹp.

Hiện nay xu hướng dùng dây kim loại để uốn cành tạo dáng là rất phổ biến. Khi đã cắt những cành rườm rà thì chúng ta tiến hành dùng các sợi dây kim loại để uốn cong cành tạo dáng xù xì được tiến hành tuỳ theo từng loại cây khác nhau. Với các cây rụng lá thì thao tác vào mùa sinh trưởng. Cây Thông, Tùng thì làm vào mùa thu hoặc đầu đông. Trước khi tiến hành uốn cành bạn phài tiến hành tưới nước cho cây trước một ngày để cho cành cây dẻo dai không bị gãy khi uốn. Đầu tiên bạn buộc dây ở thân chính sau đó đến cành chính cành bên theo thứ tự từ dưới lên trên từ to đến nhỏ.
Khi cuốn thân cây nên tìm cách cố định đầu dây ở trong đất, đáy chậu không để cho đầu dây lộ ra, sau khi cuốn xong thì có thể uốn cành theo ý muốn nhưng lưu ý không được uốn gấp sẽ gãy cành. Những loại sinh trưởng nhanh ở nước ta sau nửa năm là phải tháo dây kim loại ra, các loại cây vùng ôn đới như Thông, Tùng thì sau một năm. Cành càng thô thì thời gian uốn càng dài nhưng nếu thấy dây lún vào vỏ cây thì lập tức phải tháo ra nới lỏng.

Chăm sóc cây cảnh

Cây cảnh là một loại cây trồng. Trồng cây cảnh, trước hết phải biết về nông nghiệp, trồng và chăm sóc cây trồng. Giống, đất, nước, khí hậu... ảnh hưởng tới cây trồng. Ngoài ra cây cảnh có những yêu cầu kỹ thuật quan trọng khác.
Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào.
Cách làm cho gốc cây lộ ra:

Phương pháp bỏ dần các lớp đất: Đây là cách mà các nghệ nhân thường sử dụng. Ban đầu người ta thường trồng cây trong một chậu sâu, đáy chậu bón phân còn phía bên trên cho cát vào.
Trong quá trình phát triển rễ gốc cây sẽ đâm phía có phân. Cứ cách một thời gian người ta lại lấy bớt một phần cát bên trên làm gốc cây lộ dần ra, đến khi bỏ hết lớp cát thì dừng lại, khi cây đạt đến độ thích hợp (gốc đã lộ ra theo ý người chọn) thì chuyển qua chậu cạn.

Một cách khác cũng được các nhà vườn thực hiện đó là xếp nhiếu tầng gạch xung quanh một mảnh đất, đổ đầy đá và trong đó trồng một lúc nhiều cây cảnh.

Phương pháp đổ chậu:

Phương pháp này thực hiện cũng khá đơn giản. Mỗi lần đổi chậu người ta lại nâng rễ cây lên một ít và tuý theo sự bào mòn của nước tưới hoặc do mưa, nghệ nhân dùng dụng cụ moi bỏ dàn các lớp đát bám vào rễ để rễ lộ ra bên ngoài. Khi thay đổi chậu thì đưa các rễ cố định theo ý muốn.

Phương pháp bóc vỏ: Cách này người ta dùng các miếng kim loạihoặc sành bao quanh gốc làm cho lớp vỏ ngoài của rễ một thời gian bị tróc dần ra, sau đó người ta bóc vỏ để gốc thô dần ra.
*Tạo ra vết chai:
Trong tạo dáng bonsai, một vết chai được tạo đúng kĩ thuật sẽ tăng thêm tính thẩnm mỹ cho cây cảnh của bạn. Khi chúng ta cắt một cành dạng chữ V, vết chai có thể hình thành. Sau khi vỏ cây bị gọt, cần phết lên vết thương một lớp keo có tính diệt nấm. Kĩ thuật này chỉ nên áp dụng từ 3 đến 4 lần trong thời gian 5 năm và trên một cây chỉ nên tạo một vết chai mà thôi.

Kỹ thuật ghép rễ Bonsai

Rễ là thành phần không thể thiếu của thực vật. Rễ có các chức năng:Làm cho cây đứng vững trên mặt đất.
Hút nước và muối khoáng để nuôi cây và phát triển.

Đối với tác phẩm bonsai, rễ còn là yếu tố làm tăng thêm vẻ đẹp, cũng như tạo cảm giác già cỗi (nhất là rễ lồi trên mặt đất). Do đó một cây bonsai hoàn chỉnh phải có một bộ rễ hoàn chỉnh, không thể khiếm khuyết (tất nhiên để che lấp sự khiếm khuyết đó người ta sẽ sử dụng nhiều cách như dùng cỏ, rêu, đá để che chắn). Nhưng tôi thiết nghĩ là chúng ta nên tạo nơi khiếm khuyết đó một số rễ cần và đủ. Để làm được điều này chỉ còn cách là ghép rễ.

Chủng loại cây ghép rễ:
Nói chung tất cả các chủng loại cây dùng làm bonsai đều có thể ghép rễ, thí dụ: cần thăng, mai chiếu thủy, gừa, sanh, si, sộp v.v... miễn là chúng cùng loài với nhau.

Phương pháp ghép rễ:
Trước hết ta chọn một cây nhỏ cùng chủng loại với gốc sao cho tương đối phù hợp với dáng thế của cây và ý muốn dàn dựng bộ rễ nơi khiếm khuyết đó.
Nhổ cây bonsai ra khỏi chậu và giũ sạch đất, kết hợp với tỉa bớt cành lá.
Dùng một lưỡi khoan - vừa bằng đường kính cây nhỏ mà ta muốn lấy làm rễ - khoan xuyên gốc cây bonsai nơi mà ta muốn rễ mọc ra từ đó.
Sau đó ta nhét cây con vào lỗ đã khoan cho xuyên suốt gốc cây và ló ra ngoài từ 2cm - 3cm, lấy dây buộc chặt để cố định rễ ghép ở nơi muốn ghép. Lấy mỡ bò trộn ký ninh hoặc mác-tít trét kín khe hở ở hai đầu để nước không ngấm vào. Xong trồng lại vào chậu đã thay phân đất mới kết hợp sửa bộ rễ cũ và mới theo ý muốn. Tưới cây và để vào nơi thoáng mát, khuất gió khoảng một tháng rồi chuyển dần ra nắng.
Cây con dùng làm rễ sẽ nẩy chồi khắp nơi ở cả hai đầu và ta để cho nó phát triển tự do. Trong vòng 4 - 6 tháng thì cây con dùng làm rễ sẽ lớn dần ra bít kín những khe hở và dính liền da với gốc ghép. Sau đó ta cắt nốt 2cm - 3cm phần ló ra cho sát gốc ghép và lảy hết những cành lá mọc ở rễ ghép. Như thế ta đã có được một bộ rễ như ý vì đã dính liền với nhau nên chúng nuôi sống lẫn nhau. Với phương pháp này ta có thể ghép cùng lúc 3 - 4 rễ quanh gốc.
Lúc đầu mới nhìn ta dễ phân biệt ra rễ ghép vì nó có màu sáng hơn gốc. Nhưng càng về lâu thì màu rễ và gốc sẽ giống nhau nên rất khó phân biệt. Chúng tôi đã thành công trên các chủng loại cần thăng, mai chiếu thủy, các giống Ficus và các chủng loại khác. Chúc các bạn thử nghiệm thành công để có một tác phẩm.
  • Nguyễn Văn Đức - CLB Bonsai Trường ĐHKHTN - Đăng trên tạp chi hoa cảnh

Nói về sâu bệnh trên cây cảnh

Hầu hết các loài cây bụi hoặc cây thường được sử dụng để trồng cây cảnh hiếm khi không chống nổi bệnh nếu được chăm sóc cẩn thận và nuôi trồng trong môi trường đúng cách cho sự phát triển của từng loài cây.
Theo kinh nghiệm của tôi là 95% hoặc nhiều hơn, cây cối bị ảnh hưởng bởi bệnh hoặc cằn cỗi, chột và kém phát triển. Quá hạn hoặc úng nước khi tưới hay mưa, bón quá ít hoặc quá nhiều phân bón, con người không chú tâm tạo điều kiện cho cây phát triển (đất trồng và phân bón), nơi trồng cây quá u ám tối tăm (cớm nắng) hoặc quá sáng (với từng loại cây)... Đó là tất cả những tác nhân chủ yếu gây ra cho cây giảm khả năng đề kháng, khiến nó dễ bị nhiễm bệnh và sâu rệp (..) tấn công.

Sâu rệp (..) có thể tấn công cây ngẫu nhiên (bất cứ lúc nào, chỗ nào) mặc dù bạn phát hiện sớm cây có khả năng bị nhiễm - điều đã cảnh giác từ trước! Cây khoe mạnh, sức sông dồi dào ít có khả năng bị tấn công, chúng cũng sẽ có khả năng tốt hơn để tồn tại vượt qua các cuộc tấn công từ sâu và bệnh tật. Cây có sức khỏe kém, ít sức sống sẽ càng bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cuộc tấn của sâu bệnh vì khả năng phòng vệ - đề kháng - suy yếu

-Biện pháp phòng ngừa như thường xuyên phun thuốc trừ sâu theo, thuốc diệt nấm một cách có hệ thống và theo định kỳ, trực diện vào các ổ sâu, bệnh và xung quanh. Diệt triện để tận gốc. Thường xuyên quan sát sức sống của cây, chăm sóc đúng cách. Đó quả là một biện pháp phòng tránh hữu hiệu!

Sự tấn công của nấm hoặc rệp sẽ bị dập tắt nếu ta biết gốc lõi vấn đề, và biết đúng cách trị. Tuy nhiên, phương pháp trị không phải là 100% có hiệu quả và thường là các thuốc sâu độc hại, ảnh hưởng tới môi trường; lặp đi lặp lại 1 biện pháp cũng có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp trị, do đó nên dùng một số thuốc độc hại để trị khi bệnh của cây thực sự cần thiết phải dùng nó. Tốt hơn hết nên dùng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt nấm đúng cách: đúng thời gian, đúng bệnh.

Sử dụng thuốc độc hại nên có bảo hộ cá nhân bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống.

Các triệu chứng do bệnh cây gây lên

riệu chứng bệnh là sự biến đổi mô bệnh biểu hiện ra bên ngoài mà ta có thể quan sát, nhận biết được.


Số lượng bệnh cây rất nhiều, tùy theo tính chất kahcs nhau cảu các loại bệnh (bệnh toàn bộ hoặc bệnh cục bộ( mà triệu chứng thể hiện ra rất khác nhau, nhưng có thể phân chia thành các nhóm loại triệu chứng cơ bản thường gặp sau:

Vết đốm: Hiện tượng chết từng đmá mô thực vật, tạo ra các vết bệnh cục bộ, hình dạng to, nhỏ, tròn, bậu dục, hoặc bất định hình, màu sắc vết bệnh khác nhau (đen, trắng, nâu...) gọi chung là bệnh đóm lá, quả.

Thối hỏng: Hiện tượng mô tế bào (củ, rễ, thân chứa nhiều nước và chât dự trữ), mảnh gian bào bị phân hủy, các cấu trúc mô bị phá vỡ trở thành một khối mềm nhũn, nát, nhão hoặc khô teo, có màu sắc khác nhau (đen, nâu sẫm, xám trắng...), có mùi.

Chảy gôm (nhựa): Hiện tượng chảy ở gốc, thân, cành cây, các tế bào hóa gỗ do bệnh phá hoại (bệnh chảy gôm cam, quýt).

Héo úa: Hiện tượng cây héo chết, canh lá héo xanh, vàng, rũ xuống. Các bó mạch dẫn có thể bị phá hủy, thân đen hoặc rễ bị thối chết dẫn đến tình trạng thiếu hụt nước, tế bào mất sức trương.

Biến màu
: Bộ phận cây bị bệnh mấy màu xanh do sự phá hủy cấu tạo và chức năng của diệp lục, hàm lượng diệp lục giảm, gây ra hiện tượng biến màu lá với nhiều hình thức khác nhau: loang lổ (bệnh khảm lá), vàng lá, bach tạng (trắng lợt), v.v..

Biến dạng
: bộ phận cây bệnh dị hình: lá xoăn, dăn dúm, cuốn lá, cong queo, lùn thấp, cao vổng, búi cành (chổi thần), chun ngọn...

Ư sưng: khối lượng tế bào tăng lên quá độ, sinh sản tế bào rối loạn tạo ra các u sưng trên các bộ phận bị bệnh (rễ, xành, củ) như bệnh tuyết trùng nốt sưng (Meloidogyne sp), bệnh u sưng cây lâu năm (như Agrobacterium tumefaciens).

Lở loát
: Bộ phận bị bệnh (quả, thân, cành, gốc) nứt vỡ, loát, lõm như cac bệnh loét cam, ghẻ sao khoai tây.

Lớp phấn, mốc: Trên bề mặt bộ phận bị bệnh (lá, quả..) bao phủ toàn bộ hoặc từng chòm một lớp sợi nấm và cơ quan sinh sản bào tử rất mỏng, xốp, mịn như lớp bột phán màu trắng hoặc đen (bệnh phấn trắng, bệnh muội đen).

Ở nấm
: vết bệnh là một ổ bào tử nấm nổi lên, lộ ra trên bề mặt lá do lớp biểu bì nứt vỡ. Loại triệu chứng này chỉ đặc trưng cho một bệnh như các gỉ sắt hại cây, bệnh đóm vòng do nấm.

Mumi: hiện tượng quả, hạt, bông cờ bị phá hủy toàn bộ bên trong chứa đầy khối sợi nấm và bào tử như bột đen gọi là bênh than đen (bệnh hoa cúc lúa, phấn đen ngô).

Trong các dạng triệu chứng trên, nấm thường gây ra các hiện tượng: vết đóm, thối, hỏng, chảy gốm, héo rũ dạng héo vàng, u sưng, lở loét.

Virus thường gây ra các dạng: biến màu, biến dạng, thỉnh thoảng có vết đốm.

Phytoplasma, viroide, tuyến trùng thường gây ra biến màu, biến dạng, u sưng.


Vì vậy, triệu chứng bện cây có thể dễ bị nhầm lẫn và làm cho bệnh cây khi chuẩn đoán phải dùng nhiều phương pháp phối hơp với nhau mới xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác đặc biệt là dùng phương pháp lây bệnh nhân tạo.

Qua lá: phán đoán cây thiếu dinh dưỡng

Mỗi một chất dinh dưỡng đều có những chức năng sinh lý riêng, khi thiếu chất dinh dưỡng nào đó thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây hoa và biểu hiện những triệu chứng đặc trưng, trước hết là thể hiện trên trên lá.
Do vậy, quan sát sự biến đổi bên ngoài của. lá là có thể phán đoán được cây cảnh thiếu chất dinh : nếu triệu chứng thể hiện ở lá già, nói lên các nguyên tố thiếu trong cây có thể di động, như N, P, K, Mg, Zn... Nếu triệu chứng thể hiện ở mô phân sinh nói lên các nguyên tố đó không thể di động, sẽ không tận dụng lại được, như các chất Ca, Fe, B. Khi thiếu N, cả cây thể hiện màu xanh lục sẫm, cuống lá tím, phát triển chậm, lá già không có đốm nhưng gân lá có màu vàng, lá dễ rụng.

Thiếu K hoặc thiếu Zn các lá già thường biến vàng, đỏ, tím lá khô rủ xuống, mép lá vàng dần vào trong, nhưng gân lá vẫn giữ màu xanh, mép lá uốn cong dưới lên hoặc trên xuống, lá bị khô héo đần. Thiếu B hoặc Ca thường biểu hiện ở lá non, rất đễ dẫn đến khô héo ngọn, nhưng khi thiếu S, Fe, Mn, Mo, Cu thì chồi ngọn không bị khô.

Khi thiếu Fe lá non dễ thể hiện màu trắng vàng, gân lá vẫn còn xanh, nói chung không bị khô héo, nhưng thời gian kéo dài, mép lá sẽ khô héo dần. Triệu chứng thường thấy do thiếu dinh dưỡng ở một số loài cây cảnh được thể hiện ở Biểu 3. Nguyên nhân gây ra thiếu dinh dưỡng có rất nhiều, chủ yếu là về số lựơng các nguyên tố dinh dưỡng trong đất không thoả mãn nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây hoa thành phần phân bón không cân bằng đất quá chua hay quá kiềm cũng làm cho các nguyên tố dinh dưỡng trong đất mất hiệu lực, tính chất vật lý đất không tốt không thể phát huy được tiềm lực phân trong đất, sự biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu một số chất dinh dưỡng.

Biểu 3. Triệu chứng thiếu một số nguyên tô chủ yếu

Nguyên tố Triệu chướng thường gập

N Lá nhạt, còi, thân bé và nứt, lá nhỏ, nặng làm cho lá vang khô, ít bị rụng

P Lá xanh sẩm, mọc chậm, gân lá vàng, có màu tím, cuống lá tím dể rụng

K Lá phía dưới có đốm, đầu lá và mét lá khô vàng, biến nâu và xoăn, lá phía dưới rụng.

Mg Lá phía dưới vàng, xuất hiện đốm khô, gân lá không vàng, mép lá cuống ngược, giữa gân lá vàng khô

Fe Lá mới rụng vàng, nhưng gân lá xanh, đầu lá khô và lan rộng, chỉ có gân lá màu xanh.

Mn Lá mới bị vàng, chỉ có gân màu xanh, hình thành mạng lưới nhỏ, đôm bệnh ở khắp mặt lá, hoa nhỏ.

S Lá mới xanh nhạt, nhạt vùng giáp giới gân lá và thịt lá, có lúc có đốm, nhưng lá không khô.

Ca Đâu lá bị khô thối thành dạng móc câu, chồi thường bị chết, bộ rể bị chết.

B Đầu ngọn chết khô, gốc lá non bị thối, thân và cuống lá rất ròn, bộ rể bị chết, nhất là đầu rể


Nghề trồng hoa gia đình muốn không gặp sự thiếu dinh dưỡng có thể áp dụng mấy biện pháp sau:

+ Một là phải theo tập tính sinh trưởng của các loại hoa kịp thời đảo chậu và bón lót phân.

+ Hai là trong thời kỳ sinh trưởng phát triển để bù lại thành phần dinh dưỡng trong đất có thể tưới bón thúc phân, nói chung là cứ 10 ngày bón một lần. có những loại cây có thể bón ngoài rể như cây quan sát quả phun 0,05 – 0,1%KH2PO4 có thể phòng trừ được rụng quả làm quả mập có màu tươi đẹp.

+ Ba là những cây hoa ưa đất chua có thể mỗi tháng bón 1 lần nước phèn (khi pha nước phân thêm 1% FeSO4 sau khi hoại là thành nước phèn) để thay thế phân nước. Nếu thiếu Fe nghiêm trọng cứ mây ngày tưới nước phèn 1 lần. Cây hoa đỗ quyên, hoa trà, ưa chua trong kỳ sinh trưởng phát triển phun O,2 - 0,5% dung dịch FeSO4 có thể làm cho lá xanh sáng hơn.

+ Bốn là có thể dùng loại phân bón hoa tổng hợp

+ Năm là không nên dùng nhiều thuốc trừ sâu bệnh. Nồng độ sử dụng cần phải được xem xét đến cây khỏe, yếu, già, non cây con trong kỳ nảy chồi, nồng độ phải thấp, kỳ rụng lá hoặc sinh trưởng mạnh nồng độ phải hơi cao, kỳ hoa nở nói chung không nên phun thuốc.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Dùng bánh tráng gạo để ghép cây

Khi ghép cây bonsai, người ghép thường dùng bao lynon hoặc cao su non hay băng kéo để quấn chỗ ghép. Dùng bánh tráng để ghép cây được ứng dụng nhiều tại Đài loan khoảng năm 2004 -05 do ông Min Hsuan Lo nghĩ ra và hướng dẫn rộng rãi cho mọi người. Dùng phương pháp này cho 1 vài loại cây thì thành công 100 %.

Cách làm:
 Dùng bánh tráng gạo dai loại hay quấn dùng để quấn bánh: Nhúng nước cho bánh mềm ra, sau đó quấn chặt các chỗ ghép như dùng các loại nguyên liệu khác
ghep cay 1Sau 7-10 ngày khi mầm mọc ra, lúc đó bánh tráng cũng vừa mục rã ra, không cần phải tháo
ghep cay 2
ghep cay 3
ghep cay 4Chú ý : Độ dai và thời gian mục rã của bánh thay đổi còn tùy thuộc chất lượng bột gạo ở mỗi nơi làm. Muốn bánh tráng dai dễ quấn thì nhúng nhiều bánh tráng 1 lúc và do thời gian ghép mỗi loại khác nhau nên quấn nhiều lớp thì sẽ lâu rã hơn, độ dai và thời gian rã phải thử 1 -2 lần với cùng 1 loại bánh mới biết được.

Tản mạn về nhà sưu tập Bonsai

Bonsai là một sản phẩm do bàn tay con người tạo ra, nó là một “tác phẩm điêu khắc sống” cho nên nó mang hơi thở khác, không giống như một chiếc bình cổ hay một bức tranh. Những người tạo ra tác phẩm Bonsai có thể không cần trường lớp, có thể là nông dân hay anh tiến sĩ cũng chỉ như nhau dưới bàn tay tạo tác một cây Bonsai,vậy nên tác phẩm Bonsai được tạo ra bởi muôn vàn yếu tố khác nhau và chính nó tạo ra sự phong phú cho mỗi tác phẩm. Cũng ví như người thợ làm gốm Việt không cần qua trường lớp gốm sứ nào nhưng nhờ bàn tay khéo léo, cuối cùng họ đã tạo ra những sản phẩm gốm LýTrần làm rạng rỡ cho gốm Việt một thời

Bonsai chưng bày tại Hội hoa Xuân 2014
Vì chơi Bonsai cũng đủ mọi giới, vậy ai cung cầu cho ai? Tôi đã nghe rất nhiều lần nghe cách nói:”ông đó có tiền, bỏ ra mua cây về rồi nói khoác, chứ có biết làm cây làm cối gì đâu”! Ha ha, vậy nếu không có người đó thì sao nhỉ? Nghệ nhân lấy tiền đâu ra để sống và tái tạo những phôi cây khác,Tiền đâu để lập vườn, tiền đâu để duy trì cái hơi thở này? Có những người chơi Bonsai để làm phương tiện cứu rỗi sau một ngày bon chen ngoài xã hội, cũng có người chơi chỉ vì rãnh không biết làm gì, cũng có người chơi Bonsai để lấy sĩ diện với bạn bè, hoặc có người chơi Bonsai để lấy lòng lão sếp,…vân vân. Nhưng chung lại số người đam mê thật sự thì rất đông và số người này là đối tượng làm cho thị trường sôi động.
Mai chiếu thủy – hiện vật chưng bày HHX 2014
Gần đây có tin đồn ông A bán cho ông B cây Sam Núi 2,5 tỉ, ông z mua cây Linh Sam bán thành phẩm lên đến 350 triệu, ông H mua cây trong hai tháng đầu năm lên đến trên 20 tỉ (VNĐ)… Điều đó báo hiệu niềm vui, một sự khởi sắc mới cho một ngành “Công nghệ Bonsai” vì ngày nay cuộc sống đã bước qua giai đoạn mới, một xã hội không chỉ sống để ăn và uống mà con người đã cần có những nhu cầu sống cao hơn, họ tìm đến những niềm vui cho riêng từng người,để thỏa mãn cho từng sát na trong hơi thở qua sự sống mong manh này.
 Sam núi – hiện vật chưng bày HHX 2014
Vậy nên cung tức phải có cầu! Về miền Tây đi xem các vựa kiểng, lần nào cũng thấy những nông dân ngồi chiết cây giống như Linh Sam, Sam Núi, Kim Quýt, Mai Chiếu Thủy, ôỉ, Khế, Trang…cả hàng triệu triệu nhánh chiết từ năm này qua năm khác, cả vài ngàn nhà vườn làm như vậy từ ngày này qua ngày khác, điều đó chứng tỏ số người cần cây và phôi giống không phải là ít. Vậy khi các tác phẩm Bonsai thành phẩm sẽ đi về đâu? Có một điều ai cũng biết rằng, nếu chỉ chơi vài cây cho vui thì khác, nhưng nếu đam mê chơi Bonsai thật sự thì cũng rất cần tiền để bao bọc cho cuộc sống để mà giữ cây của mình lại, vậy nên số người làm được việc đó không nhiều.Thế là những người đam mê thật sự mà họ lại có điều kiện sẽ bỏ tiền ra gom những tác phẩm đó về làm ” gia bảo” cho riêng họ, tôi tạm gọi đó là ” nhà sưu tập Bonsai”. Khái niệm này ở những đất nước như Nhật Bổn và Trung Quốc hay ở Mỹ không phải là ít, những người này có đam mê nhưng vì không có thời gian và năng khiếu nên họ chỉ mua các tác phẩm ấy về và duy trì lưu giữ. Ở Việt Nam thì những nhà sưu tập đó thường có nghệ nhân hoặc người làm riêng cho mình để gìn giữ cho các tác phẩm đẹp lên hoặc duy trì cho cây không bị hỏng so với ban đầu. Nhưng cũng có rất nhiều tác phẩm Bonsai đẹp khi đến tay những vị này thì cũng coi như” đời tàn”.
Nguyệt quế – hiện vật chưng bày
Nếu so với đồ cổ thì bảo quản một tác phẩm Bonsai khó hơn nhiều, bảo quản một tác phẩm Bonsai thì người sở hữu nó cần có kiến thức về sinh học cây trồng, về mỹ học và phải có đam mê thật sự. Hôm rồi có tôi có dịp” tụ tập”ở miền Tây, có một người đặt ra câu hỏi rằng trong khoảng 10 năm trở lại đây có rất nhiều cây Bonsai đẹp, được các giải lớn tại thành phố Hổ Chí Minh và các tỉnh thành khác, bây giờ những cây ấỵ đi về đâu? Rất nhiều người hiểu rằng những cây ấy vào tay những đại gia? Thực tế một tác phẩm Bonsai khó chăm sóc gấp nhiều lần cây Sanh miền Bắc (dĩ nhiên Sanh vẫn là Bonsai), vậy nếu người sở hữu nó mà không có kiến thức thì than ôi vô tình các vị ấy đã làm hại những tác phẩm Bonsai tuyệt tác kia.
Hiện vật chưng bày HHX 2014
Mấy tháng trước, có một vị đi ô tô về miền Tây mua Bonsai để trang trí sân vườn, sau khi mua mấy cây Duyên Tùng của một nhà vườn xong thì vị ấy chỉ vào một chậu khác hỏi cây này giá bao nhiêu, chủ cây nói giá tám trăm triệu, vị kia hỏi cây này là cây gì vậy, chủ cây nói đây là cây Nguyệt Quế. Xong cuộc trao đổi ngắn đó thì bê cây lên xe. Thử hỏi một giống cây rất thông thường cũng không biết tên mà dám mua để chơi với một số tiền không phải là ít so với một nghệ nhân cây kiểng bình thường. Liệu những người như vậy có bảo quản nỗi những tác phẩm đẹp, đắt tiền đó không?
Hiện vật chưng bày HHX 2014
Phải công nhận rằng chính những nhà sưu tập là “Mạnh Thường Quân”cho các nghệ nhân chơi Bonsai và các nhà vườn, để các nghệ nhân yên tâm về chuyện áo cơm mà chăm lo sáng tạo ra tác phẩm mới, nhưng cả người sưu tầm và cả nghệ nhân đôi khi ngoài cái đam mê ra cũng cần nên có cái tâm với nghề. Nhiều nghệ nhân biết trước rằng cây của họ nếu bán cho nhà sưu tập A thì cây sẽ chết nhưng họ vẫn phải bán, vì sao thì nhiều người đã hiểu điều này!
Hiện vật chưng bày HHX 2014
Tại sao người ta phải làm như vậy, cái tâm ở đâu?. Người Nhật không làm như vậy cho dù hoàn cảnh của họ có bần cùng chăng nữa Vậy nên những nhà sưu tập Bonsai nên tỉnh táo, chọn cho mình đúng quân sư kẻo mất tiền qua cửa sổ để rồi trách móc nghệ nhân nọ nghệ nhân kia không có tâm, rồi những cuộc chiến tranh lạnh trong giới chơi Bonsai xảy ra cũng ác liệt không thua kém gì sự tai tiếng của giới chơi cổ vật! Mấy tháng trước ở Vĩnh Long có một vụ giao dịch cây Me, nghệ nhân X bán cho ông Y giá 450 triệu lúc cây đang sung mãn, ông Y về nuôi trồng sau 1 tháng cây Me lăn đùng ra chết,vậy là người này lỗi người kia. Nhưng tôi nghĩ rằng trong chuyện này thì người mua không đổ lỗi cho người bán được, vì cây khi mua vẫn khỏe đẹp cơ mà ( cây này chính mắt tôi đã thấy trước và sau khi chết, tôi cũng đã đến quán cà phê nơi để cây này). Vậy nên suy cho cùng những vị mua, sưu tầm cây nên tỉnh táo và chọn cho mình một ít kiến thức về Bonsai để không ngỡ ngàng khi sự cố đáng tiếc xảy ra.
Hiện vật chưng bày HHX 2014
Có lần tôi gọi điện thoại hỏi mua giúp người bạn một cây Sam Núi của nghệ nhânT.T,nghệ nhân này nói rằng đợi lúc nào bạn đến chơi xem cho kỹ rồi hẳn mua kẻo mua qua hình ảnh nó không chính xác, tôi nói không sao vì cây này trước đó tôi có thấy rồi, ông ấy vẫn không yên tâm và giải thích cho tôi biết những nhược điểm của cây đó như là cây Sam Núi này không có trái, gốc bị xấu, mặt sau bị khiếm khuyết…Và nói rằng nếu tôi đồng ý thì ông ấy sẽ đưa cây Sam Núi đó lên mạng để cộng đồng chơi cây khen chê thoải mái, xong nếu lúc đó tôi thích thì hẳn mua mà không thích nữa cũng không sao. Đúng là khi đưa cây lên mạng cũng có người khen kẻ chê nhưng cuối cùng tôi vẫn mua giúp người bạn. Điều đáng nói ở đây là tôi rất phục cách bán cây của vị nghệ nhân đáng kính kia, vì không dễ tìm ra người như ông ấy.
Hiện vật chưng bày HHX 2014
Để kết thúc bài viết này, tôi nói rằng công lao của những người sưu tầm cây là rất lớn và đúng ra họ đáng được các cấp chính quyền khen thưởng mới phải, vì ho là người có công sưu tầm và lưu giữ nhưng tinh hoa Bonsai của nước nhà, là cứu cánh chuyện áo cơm cho bao gia đình khó khăn khi không giữ nổi tác phẩm của mình, là người đam mê một bộ môn có ích cho sinh thái và cũng là đối tượng tiêu thụ số nhiều Bonsai mà đôi lúc họ cũng chính là nơi định đoạt giá cả cho Bonsai nước nhà. Tuy nhiên, mong rằng người mua cần tỉnh táo hơn và người bán cũng cần một chút tâm hơn, Vì “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” như cụ Tiên Điền – Nguễn Du từng nói.
LaoThinh – Tapchihoacanh

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons