This is featured post 1 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 2 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
This is featured post 3 title
Replace these every slider sentences with your featured post descriptions.Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these with your own descriptions.
Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016
Hậu "phẫu thuật", gốc mai dáng độc được trả giá 50 triệu đồng
Thứ Năm, tháng 1 28, 2016
vườ xanh chậu cảnh
No comments
Gốc mai bị hỏng nửa thân nhưng có dáng rất đẹp
Ông Nguyễn Trí Tuấn (58 tuổi, trú làng mai Nhơn An, thị xã An Nhơn, Bình Định) kể: “Gốc mai này có độ tuổi hơn 20 năm rồi, tôi đặt tên là cây thương binh tàn nhưng không phế. Năm ngoái đã có nhiều vị khách trả tôi 50 triệu để mua cây nhưng tôi chưa bán vì chưa được giá theo ý muốn”.
Lý giải về cái tên lạ lùng, ông Tuấn cho hay: “Cách đây 5 năm, gốc mai của tôi do ảnh hưởng của nắng bị rộp lưng nên bị bể thân, nếu cứ để vậy thì chỗ bị rộp sẽ lan rộng ra toàn thân, lúc đó cây sẽ chết. Tôi quyết định nhổ lên và mang vào đục và cào lớp rộp đó bằng phương pháp thủ công, ròng rã trong vòng 4 ngày liền. Sau đó, bôi thuốc và keo, may mắn cây sống được và tôi tạo dáng”.
Theo ông Tuấn, giờ đây chiều cao của gốc mai đạt 60cm đã mọc rất nhiều búp và đang chờ nở rộ đón Tết.
Cận cảnh gốc mai “thương binh”
Những nhánh mai mọc rất nhiều búp mang màu xanh mơn mởn
Ngắm dáng độc của gốc mai “Thương binh tàn nhưng không phế”
Đu đủ bonsai "đếm quả ra tiền" hút khách dịp Tết
Thứ Năm, tháng 1 28, 2016
vườ xanh chậu cảnh
No comments
Những chậu đu đủ bonsai, dáng hoành, quả và hoa trĩu trịt… đang là món hàng chưng Tết được nhiều người săn đón.
Theo quan niệm của người xưa, đu đủ thể hiện một cuộc sống đủ đầy, bền vững, không thừa cũng chẳng thiếu. Chính vì vậy, những năm gần đây, nhiều người đang tìm mua đu đủ bonsai về chưng trong nhà hoặc làm quà biếu trong dịp Tết.
Ông Trương Ngọc Xuân (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), một trong những người trồng thành công đủ đủ trong chậu cho biết, đu đủ bonsai trong chậu là loại cây đang được nhiều người “chuộng” vào dịp Tết. Tuy nhiên, hiện nay, ở miền Bắc có rất ít người trồng thành công loại cây này.
“Mỗi cây từ lúc trong bầu đưa lên chậu đến khi có giá trị làm cảnh cần khoảng 7-8 tháng. Vì vậy, thời điểm trồng đu đủ bonsai tốt nhất bắt đầu từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 Âm lịch để kịp thời thu hoạch vào dịp Tết”, ông Xuân chia sẻ.
Ông Xuân cũng cho biết thêm, để đu đủ bonsai phát triển tốt trong chậu cần trồng bằng loại đất thịt ải hoặc đất mới chưa qua gieo trồng bất cứ loại rau màu nào. Đây là khâu kỹ thuật then chốt, có ý nghĩa quyết định tỷ lệ sống của cây đu đủ trên chậu sau trồng.
Ngoài ra, cần chăm sóc cây rất cẩn thẩn bởi, đu đủ lúc mới trồng vào chậu rất dễ mắc bệnh. Nếu để ngoài trời có sương muối, lá đu đủ sẽ xoăn, quả teo lại không phát triển được.
Khâu cuối cùng là tạo dáng cho cây. Sau khoảng 25 - 30 ngày từ lúc đưa cây vào chậu cần tiến hành uốn vít cây. Dùng dây mềm, chắc, to bản (2 - 3cm), không co dãn, buộc vít cây tại vị trí 3/4 thân, kéo ngả dần về hướng đã định, ghim cố định dây chặt xuống đất, cần uốn vít dần dần để cây không bị gãy. Sau khoảng 3 tháng thì cây sẽ nghiêng 30 - 35 độ so với mặt đất.
Năm nay, ông Xuân trồng hơn 30 chậu nhưng chỉ thành công 10 chậu bán vào dịp Tết nguyên đán 2016. Và hiện tại, số đủ đủ bonsai trong vườn nhà ông Xuân đã có người đặt mua hết. Giá của mỗi chậu dao động từ 3-4 triệu đồng tùy thuộc vào kích thước và số lượng hoa, quả trên cây.
Ông Trương Ngọc Xuân (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), một trong những người trồng thành công đủ đủ trong chậu cho biết, đu đủ bonsai trong chậu là loại cây đang được nhiều người “chuộng” vào dịp Tết. Tuy nhiên, hiện nay, ở miền Bắc có rất ít người trồng thành công loại cây này.
Đu đủ bonsai trồng trong chậu đang là loại cây được nhiều người săn đón trong dịp Tết Bính Thân 2016.
Theo ông Xuân, thời điểm trồng khá quan trọng để có được chậu cây đẹp cung ứng ra thị trường đúng dịp Tết Nguyên đán. Chỉ cần tính toán sai thời điểm là cây sẽ ra quả trước hoặc sau Tết nên không còn giá trị làm cảnh.“Mỗi cây từ lúc trong bầu đưa lên chậu đến khi có giá trị làm cảnh cần khoảng 7-8 tháng. Vì vậy, thời điểm trồng đu đủ bonsai tốt nhất bắt đầu từ cuối tháng 4, đầu tháng 5 Âm lịch để kịp thời thu hoạch vào dịp Tết”, ông Xuân chia sẻ.
Ông Xuân cũng cho biết thêm, để đu đủ bonsai phát triển tốt trong chậu cần trồng bằng loại đất thịt ải hoặc đất mới chưa qua gieo trồng bất cứ loại rau màu nào. Đây là khâu kỹ thuật then chốt, có ý nghĩa quyết định tỷ lệ sống của cây đu đủ trên chậu sau trồng.
Ngoài ra, cần chăm sóc cây rất cẩn thẩn bởi, đu đủ lúc mới trồng vào chậu rất dễ mắc bệnh. Nếu để ngoài trời có sương muối, lá đu đủ sẽ xoăn, quả teo lại không phát triển được.
Khâu cuối cùng là tạo dáng cho cây. Sau khoảng 25 - 30 ngày từ lúc đưa cây vào chậu cần tiến hành uốn vít cây. Dùng dây mềm, chắc, to bản (2 - 3cm), không co dãn, buộc vít cây tại vị trí 3/4 thân, kéo ngả dần về hướng đã định, ghim cố định dây chặt xuống đất, cần uốn vít dần dần để cây không bị gãy. Sau khoảng 3 tháng thì cây sẽ nghiêng 30 - 35 độ so với mặt đất.
Năm nay, ông Xuân trồng hơn 30 chậu nhưng chỉ thành công 10 chậu bán vào dịp Tết nguyên đán 2016. Và hiện tại, số đủ đủ bonsai trong vườn nhà ông Xuân đã có người đặt mua hết. Giá của mỗi chậu dao động từ 3-4 triệu đồng tùy thuộc vào kích thước và số lượng hoa, quả trên cây.
Đu đủ thể hiện một cuộc sống đủ đầy, bền vững, không thừa cũng chẳng thiếu.
Mỗi cây cần phải trồng từ 7-8 tháng để có được bộ gốc, rễ to xù xì và nghiêng 30-35 độ so với mặt đất.
Nhiều cây phát triển theo hướng vuông góc 90 độ.
Theo ông Xuân, các cây đu đủ được làm theo dáng hoành. Đi từ dưới lên trên thể hiện sự vươn lên.
Đu đủ cần được chăm sóc cẩn thận hơn các loại cây khác bởi chúng rất dễ mắc bệnh.
Giá của mỗi cây đu đủ bonsai dao động trong khoảng 3-4 triệu đồng.
Những quả đu đủ sai trĩu trên cây sẽ chín vàng vào đúng dịp Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, các cây còn rất nhiều hoa.
Đu đủ bon sai đang là món hàng chưng Tết được nhiều người săn tìm.
Hơn 10 chậu đu đủ bonsai trong vườn nhà ông Xuân (đội mũ) đã được khách đặt mua hết.
Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016
Đại gia móc hầu bao trăm triệu “săn” bạch đào chơi Tết
Thứ Tư, tháng 1 27, 2016
vườ xanh chậu cảnh
No comments
Nhiều tay chơi quan niệm, sở hữu được một gốc đào cổ thụ với dáng độc là năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, phát lộc trong làm ăn. Vì thế, dù bị “hét giá” lên tới cả trăm triệu nhưng rất nhiều người vẫn sẵn sàng móc hầu bao. Đây cũng là lý do mà mỗi năm có hàng trăm thương lái đổ bộ lên các cánh rừng Tây Bắc để săn được đào rừng cổ thụ!
Đào càng cổ… giá càng cao!
Vài năm gần đây, xu thế chơi đào rừng để trưng bày trong dịp Tết Nguyên Đán được nhiều người ưa chuộng. Không ít người sẵn sàng chi bạc triệu, thậm chí trăm triệu chỉ để “săn” được những cây đào có thế độc, lạ.
Anh Thế Anh (chủ vườn đào rừng Sapa, Lào Cai) cho biết, khác với những loại đào khác, đào rừng có vóc dáng cổ kính, thân mốc thường không được chỉnh sửa về mặt kỹ thuật nên mang vẻ đẹp tự nhiên. Thú chơi đào rừng mới “rộ” lên trong khoảng 5, 6 năm trở lại đây.
Để có những cây đào rừng đẹp, các chủ vườn thường phải thuê người lặn lội vào các cánh rừng sâu để săn tìm. Đào rừng có nhiều loại, song phổ biến nhất là đào tuyết, đào đá, đào phai đơn, bích kép... Trong đó, đắt nhất là đào tuyết cổ. Một cây đào tuyết có tuổi đời trên 30 năm thậm chí còn được trả giá lên tới vài trăm triệu đồng.
Sở dĩ đào tuyết có giá đắt như vậy là bởi loại đào này có cánh trắng như tuyết, sắc diện tinh khôi thuộc vào loại đặc biệt quý hiếm. Ngày xưa, chỉ có vua chúa, quý tộc mới được thưởng thức loại đào này. Đặc biệt, hương thơm của đào tuyết thơm dịu, phảng phất và rất đặc trưng. Để “săn” được những cây đào tuyết “khủng” không phải đơn giản. Đôi khi phải mất hàng năm, thậm chí vài năm mới may mắn tìm được một vài cây “bạch đào” trong rừng sâu: “Những cây đào tuyết có tuổi đời vài chục năm hiện rất khan hiếm. Nếu có, cũng có người đặt mua luôn…”, anh Thế Anh cho biết.
Hiện tại, vườn đào rừng của anh Thế Anh có khoảng 1 nghìn gốc. Đây đều là những gốc cây cổ thụ được anh thuê người đánh trực tiếp tại các cánh rừng ở Lào Cai. Năm nay, thời tiết diễn biến khá thất thường, nên có khả năng đào rừng sẽ ra ít hoa và không được đẹp như mọi năm. Đối với những gốc đào có tuổi đời từ 10 – 15 năm có giá giao động từ 5 – 7 triệu đồng, gốc 20 – 30 năm giá từ 10 – 15 triệu đồng, trên 30 năm có giá khoảng 20 triệu đồng. Việc định giá này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cây càng có dáng độc, lạ, tuổi đời lâu năm càng được định giá cao. Ngoài việc bán đứt, anh Thế Anh cũng cho thuê đào rừng trưng bày trong tết nếu khách có nhu cầu.
Năm ngoái, anh Thế Anh đã từng bán một cây đào tuyết có giá 60 triệu cho một tay chơi ở Hải Phòng. Cây đào này có chiều cao 2m, đường kính 25cm, toàn thân phủ mốc trắng, có nấm mọc ở gốc. Đặc biệt cây có thế phát lộc (ngọn hướng về phía trước) nên được định giá khá cao. Hiện, ở vườn đào anh Thế Anh còn khoảng 60 gốc đào rừng cổ có tuổi đời trên 20 năm. Trong đó, một số cây đã được dân chơi cây cảnh ở Hải Phòng, Hà Nội “đặt hàng”: “Đào rừng có vẻ đẹp lạ nên cũng kén người chơi. So với mọi năm, giá đào rừng năm nay không có nhiều biến động. Những cây có giá từ 7-15 triệu đồng sẽ “hút” khách hơn cả…”, anh Thế Anh phân tích.
Mốt “chuộng” đào rừng lai
Trong khi đó, tại Hà Nội nắm bắt được xu thế này, ngay từ tháng 10 nhiều chủ vườn đào Nhật Tân đã cất công lặn lội lên Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn… để săn bằng được đào rừng về “lai ghép”. Anh Nguyễn Minh Tuấn (chủ vườn đào Văn Chiến – Nhật Tân) cho hay, nhà anh có khoảng 400 gốc đào, trong đó 50 gốc là đào rừng. Tất cả đều được anh Tuấn thuê người “săn” ở Sơn La rồi đánh xe chở về Hà Nội. Các gốc đào được chọn phải là những gốc có tuổi đời lâu năm, thân xù xì, có vảy mốc hoặc các cây ký sinh bám quanh. Sau đó, các chủ vườn sẽ tiến hành cắt ngọn thừa, các đầu mẩu rễ cũ rồi cấy ghép mắt đào ta vào thân đào núi.
Việc lai ghép này vừa đảm bảo vẻ đẹp cổ kính, rêu mốc cho những gốc đào cổ thụ mà cánh hoa lại mang vẻ đẹp tinh tế, tươi tắn của thương hiệu đào Nhật Tân: “Thông thường để tạo ra những gốc đào to, thân xù xì, rêu phủ xanh phải mất từ 20 – 30 năm chăm sóc nên số lượng rất hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu thị trường về loại đào này là rất lớn. Việc lai ghép giúp bà con tiết kiệm thời gian, công sức mà hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều…”, anh Tuấn lý giải.
So với những loại đào truyền thống, đào rừng lai có giá cao gấp 2 – 3 lần. Với những gốc cây có tuổi đời từ 20 – 30m cao từ 1m-1,5m tại vườn anh Tuấn được giao bán từ 7- 15 triệu đồng. Trong đó, cá biệt có một cây đào rừng phai được định giá vào khoảng 30 triệu đồng.
Hiện tại đã có khoảng 30% số đào tại vườn anh Tuấn đã có người đặt hàng để chơi tết: “Đào rừng đẹp, hoa lâu tàn và có thể chơi được cả tháng nên giá đắt. Tuy nhiên, vài năm gần đây để tìm được đào cổ có tuổi đời cao rất hiếm…”, anh Tuấn nói.
Anh Minh (chủ vườn đào Minh Anh – Nhật Tân) cũng cho biết, năm nay đào lai rừng chắc chắn sẽ trở thành xu hướng được nhiều người “chuộng” trong dịp Tết. Hiện nhà anh có khoảng 30 gốc đào rừng lai thì khoảng 30% đã được khách đến xem và đặt tiền: “Nhiều người sẵn sàng chi cả trăm triệu yêu cầu tôi tìm giúp những cây đào rừng cổ thụ “xịn”, có dáng đẹp, lạ nhưng tôi không dám nhận bởi săn được đào khủng không dễ”.
Anh Minh cho hay, vào năm ngoái anh đã bán được một cây đào đá cổ có tuổi đời khoảng 30 năm với giá gần 40 triệu. Để vận chuyển được cây đào này từ Lạng Sơn về Hà Nội, anh Minh đã phải thuê cả máy cẩu với khoảng 4 người để “bứng” rễ lên xe với chi phí hơn 10 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Minh cho biết, thực tế nhiều chủ vườn cứ quảng cáo là đào rừng xịn nhưng đây chủ yếu là những cây đào được bà con dân tộc ở Sơn La, Lào Cai trồng.
Những gốc đào to, phần lớn là đào trồng để lấy quả. Sau mỗi mùa, bà con loại bớt gốc già, sâu thì lái buôn mua lại rồi bán cho các chủ vườn để “tút tát”: “Hiện đào rừng cổ thụ mọc trong các cánh rừng sâu rất ít. Nhiều cây có tuổi đời lâu năm, cao bằng căn nhà 3 tầng, việc bứng rễ, vận chuyển cũng phải đơn giản. Mà nếu có giá cũng không dưới 50 triệu…”, anh Minh khẳng định.
Nhiều tay chơi còn quan niệm, sở hữu được một gốc đào cổ thụ với dáng độc là năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, phát lộc trong làm ăn. Vì thế, dù bị “hét giá” lên tới cả trăm triệu nhưng rất nhiều người vẫn sẵn sàng móc hầu bao. Đây cũng là lý do mà mỗi năm có hàng trăm thương lai đổ bộ lên các cánh rừng Tây Bắc để săn được đào rừng cổ thụ!.
Vài năm gần đây, xu thế chơi đào rừng để trưng bày trong dịp Tết Nguyên Đán được nhiều người ưa chuộng. Không ít người sẵn sàng chi bạc triệu, thậm chí trăm triệu chỉ để “săn” được những cây đào có thế độc, lạ.
Anh Thế Anh (chủ vườn đào rừng Sapa, Lào Cai) cho biết, khác với những loại đào khác, đào rừng có vóc dáng cổ kính, thân mốc thường không được chỉnh sửa về mặt kỹ thuật nên mang vẻ đẹp tự nhiên. Thú chơi đào rừng mới “rộ” lên trong khoảng 5, 6 năm trở lại đây.
Để có những cây đào rừng đẹp, các chủ vườn thường phải thuê người lặn lội vào các cánh rừng sâu để săn tìm. Đào rừng có nhiều loại, song phổ biến nhất là đào tuyết, đào đá, đào phai đơn, bích kép... Trong đó, đắt nhất là đào tuyết cổ. Một cây đào tuyết có tuổi đời trên 30 năm thậm chí còn được trả giá lên tới vài trăm triệu đồng.
Một cây đào tuyết có giá trị hàng chục triệu đồng tại vườn anh Thế Anh (ảnh: T.A)
Sở dĩ đào tuyết có giá đắt như vậy là bởi loại đào này có cánh trắng như tuyết, sắc diện tinh khôi thuộc vào loại đặc biệt quý hiếm. Ngày xưa, chỉ có vua chúa, quý tộc mới được thưởng thức loại đào này. Đặc biệt, hương thơm của đào tuyết thơm dịu, phảng phất và rất đặc trưng. Để “săn” được những cây đào tuyết “khủng” không phải đơn giản. Đôi khi phải mất hàng năm, thậm chí vài năm mới may mắn tìm được một vài cây “bạch đào” trong rừng sâu: “Những cây đào tuyết có tuổi đời vài chục năm hiện rất khan hiếm. Nếu có, cũng có người đặt mua luôn…”, anh Thế Anh cho biết.
Theo anh Thế Anh những cây đào tuyết cổ có tuổi đời hàng chục năm tuổi hiện rất khan hiếm trên thị trường (Ảnh: T.A)
Hiện tại, vườn đào rừng của anh Thế Anh có khoảng 1 nghìn gốc. Đây đều là những gốc cây cổ thụ được anh thuê người đánh trực tiếp tại các cánh rừng ở Lào Cai. Năm nay, thời tiết diễn biến khá thất thường, nên có khả năng đào rừng sẽ ra ít hoa và không được đẹp như mọi năm. Đối với những gốc đào có tuổi đời từ 10 – 15 năm có giá giao động từ 5 – 7 triệu đồng, gốc 20 – 30 năm giá từ 10 – 15 triệu đồng, trên 30 năm có giá khoảng 20 triệu đồng. Việc định giá này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cây càng có dáng độc, lạ, tuổi đời lâu năm càng được định giá cao. Ngoài việc bán đứt, anh Thế Anh cũng cho thuê đào rừng trưng bày trong tết nếu khách có nhu cầu.
Năm ngoái, anh Thế Anh đã từng bán một cây đào tuyết có giá 60 triệu cho một tay chơi ở Hải Phòng. Cây đào này có chiều cao 2m, đường kính 25cm, toàn thân phủ mốc trắng, có nấm mọc ở gốc. Đặc biệt cây có thế phát lộc (ngọn hướng về phía trước) nên được định giá khá cao. Hiện, ở vườn đào anh Thế Anh còn khoảng 60 gốc đào rừng cổ có tuổi đời trên 20 năm. Trong đó, một số cây đã được dân chơi cây cảnh ở Hải Phòng, Hà Nội “đặt hàng”: “Đào rừng có vẻ đẹp lạ nên cũng kén người chơi. So với mọi năm, giá đào rừng năm nay không có nhiều biến động. Những cây có giá từ 7-15 triệu đồng sẽ “hút” khách hơn cả…”, anh Thế Anh phân tích.
Mốt “chuộng” đào rừng lai
Trong khi đó, tại Hà Nội nắm bắt được xu thế này, ngay từ tháng 10 nhiều chủ vườn đào Nhật Tân đã cất công lặn lội lên Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn… để săn bằng được đào rừng về “lai ghép”. Anh Nguyễn Minh Tuấn (chủ vườn đào Văn Chiến – Nhật Tân) cho hay, nhà anh có khoảng 400 gốc đào, trong đó 50 gốc là đào rừng. Tất cả đều được anh Tuấn thuê người “săn” ở Sơn La rồi đánh xe chở về Hà Nội. Các gốc đào được chọn phải là những gốc có tuổi đời lâu năm, thân xù xì, có vảy mốc hoặc các cây ký sinh bám quanh. Sau đó, các chủ vườn sẽ tiến hành cắt ngọn thừa, các đầu mẩu rễ cũ rồi cấy ghép mắt đào ta vào thân đào núi.
Một cây đào cổ rừng được lai ghép với đào Nhật Tân tại vườn anh Tuấn.
Việc lai ghép này vừa đảm bảo vẻ đẹp cổ kính, rêu mốc cho những gốc đào cổ thụ mà cánh hoa lại mang vẻ đẹp tinh tế, tươi tắn của thương hiệu đào Nhật Tân: “Thông thường để tạo ra những gốc đào to, thân xù xì, rêu phủ xanh phải mất từ 20 – 30 năm chăm sóc nên số lượng rất hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu thị trường về loại đào này là rất lớn. Việc lai ghép giúp bà con tiết kiệm thời gian, công sức mà hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều…”, anh Tuấn lý giải.
Cây đào rừng cổ có tuổi đời hàng chục năm được anh Tuấn chào bán với giá khoảng 15 triệu đồng.
So với những loại đào truyền thống, đào rừng lai có giá cao gấp 2 – 3 lần. Với những gốc cây có tuổi đời từ 20 – 30m cao từ 1m-1,5m tại vườn anh Tuấn được giao bán từ 7- 15 triệu đồng. Trong đó, cá biệt có một cây đào rừng phai được định giá vào khoảng 30 triệu đồng.
Hiện tại đã có khoảng 30% số đào tại vườn anh Tuấn đã có người đặt hàng để chơi tết: “Đào rừng đẹp, hoa lâu tàn và có thể chơi được cả tháng nên giá đắt. Tuy nhiên, vài năm gần đây để tìm được đào cổ có tuổi đời cao rất hiếm…”, anh Tuấn nói.
Sở dĩ đào rừng được nhiều người ưa "chuộng" bởi vẻ đẹp cổ kính với thân to, xù xì...
Anh Minh (chủ vườn đào Minh Anh – Nhật Tân) cũng cho biết, năm nay đào lai rừng chắc chắn sẽ trở thành xu hướng được nhiều người “chuộng” trong dịp Tết. Hiện nhà anh có khoảng 30 gốc đào rừng lai thì khoảng 30% đã được khách đến xem và đặt tiền: “Nhiều người sẵn sàng chi cả trăm triệu yêu cầu tôi tìm giúp những cây đào rừng cổ thụ “xịn”, có dáng đẹp, lạ nhưng tôi không dám nhận bởi săn được đào khủng không dễ”.
Anh Minh cho hay, vào năm ngoái anh đã bán được một cây đào đá cổ có tuổi đời khoảng 30 năm với giá gần 40 triệu. Để vận chuyển được cây đào này từ Lạng Sơn về Hà Nội, anh Minh đã phải thuê cả máy cẩu với khoảng 4 người để “bứng” rễ lên xe với chi phí hơn 10 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Minh cho biết, thực tế nhiều chủ vườn cứ quảng cáo là đào rừng xịn nhưng đây chủ yếu là những cây đào được bà con dân tộc ở Sơn La, Lào Cai trồng.
Những gốc đào to, phần lớn là đào trồng để lấy quả. Sau mỗi mùa, bà con loại bớt gốc già, sâu thì lái buôn mua lại rồi bán cho các chủ vườn để “tút tát”: “Hiện đào rừng cổ thụ mọc trong các cánh rừng sâu rất ít. Nhiều cây có tuổi đời lâu năm, cao bằng căn nhà 3 tầng, việc bứng rễ, vận chuyển cũng phải đơn giản. Mà nếu có giá cũng không dưới 50 triệu…”, anh Minh khẳng định.
Nhiều tay chơi còn quan niệm, sở hữu được một gốc đào cổ thụ với dáng độc là năm mới sẽ gặp nhiều may mắn, phát lộc trong làm ăn. Vì thế, dù bị “hét giá” lên tới cả trăm triệu nhưng rất nhiều người vẫn sẵn sàng móc hầu bao. Đây cũng là lý do mà mỗi năm có hàng trăm thương lai đổ bộ lên các cánh rừng Tây Bắc để săn được đào rừng cổ thụ!.
Ngắm chậu bonsai hoa quả mini siêu đẹp mắt
Thứ Tư, tháng 1 27, 2016
vườ xanh chậu cảnh
No comments
Cây bonsai hoa quả sai trĩu khiến nhiều người thích mê.
Những chậu cây bonsai mini này có thể dùng để trưng bày trong nhà.
Những quả mọng bắt mắt làm tăng thêm sức lôi cuốn của chậu cây
Chậu cây bonsai cho những quả cherry căng mọng.
Cây lựu bonsai đẹp mắt.
Chậu bonsai nho đỏ.
Cây táo bonsai.
Cây me.
Cây xoài bonsai dáng độc.
Ớt bonsai.
Những quả táo chín khiến chậu cây nổi bật hơn hẳn.
Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016
Đào lũa giá sốc, chỉ thuê không bán
Chủ Nhật, tháng 1 24, 2016
vườ xanh chậu cảnh
No comments
Cây nấm to mọc bên trên thân đào
Chỉ còn hơn hai tuần nữa là đến Tết Bính Thân 2016, hoa đào bắt đầu được bày ở nhiều nơi. Mọi năm, người chơi đào chỉ có thể chọn hoa, chọn nụ, chọn thế cành để có được cây đào ưng ý cho ngày Tết thêm phần rực rỡ. Nhưng năm nay, người trồng đào và giới kinh doanh đã đưa ra thị trường thêm loại đào mới, có phần độc và lạ hơn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người yêu đào.
Bày bán trên đường Lạc Long Quân, những cây đào của ông Tư Khương (Phú Thượng, Tây Hồ) thu hút sự chú ý của mọi người bởi sự độc, lạ hiếm thấy khi chỉ chơi gốc mà không ngắm hoa. Những gốc đào, thân đào được chính ông Tư Khương dày công chăm sóc, tạo thế, ghép cành thành những cây đào với nhiều kiểu dáng, thế đứng tinh tế khác nhau: phụ tử, trực ngôn, mẫu tử tương tùy, độc thụ ẩn sơn…
Tuy gốc đào đã mục nhiều, nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng nuôi hoa
Ông Tư Khương có hơn 20 gốc đào lũa, đều được lưu giữ nhiều năm. Để tạo được những thế lạ như thế này, ông đã tốn rất nhiều thời gian, công sức chăm sóc. Cây ít nhất cũng cần đến mấy chục năm. Việc chăm sóc này không chỉ đòi hỏi công sức của người trồng mà còn là cái tâm, tình yêu với cây đào nữa. Sự kiên trì của ông Tư Khương đã tạo nên những cây đào nghệ thuật, hết sức đặc biệt.
Không dễ tạo dáng như những cây cảnh thông thường, cây đào thuộc loại thân gỗ nhỏ, gốc đào lại lâu năm nên có chỗ đã mục, người chăm đào phải nghiên cứu kỹ cấu trúc gốc cây, cẩn thận lựa chọn khi ghép tay cành, tạo dáng cho cây.
Để chăm sóc thân mỏng như thế này không dễ, nên ông Tư Khương chỉ cho thuế chứ nhất quyết không bán. Lý giải cho quyết định mà thoáng nghe có vẻ hơi vô lý này, ông Tư Khương cho biết: Phải mất cả chục năm chăm sóc với biết bao tình cảm dồn vào những gốc đào này, nên ông muốn phải dời xa chúng. Vì thế, ông Tư Khương chỉ cho thuê để đáp ứng nhu cầu chơi đào dịp Tết của những người yêu đào mà thôi.
Dĩ nhiên, giá thuê những cây đào độc lạ và hiếm có này cũng rẻ, khoảng 10 triệu đồng/gốc. Điều kiện thuê cũng rất nghiêm ngặt. Ông Tư Khương chỉ cho những người biết chơi, hiểu và trân trọng cây đào mới thuê. Với những người chỉ trưng cho vui, ông cũng sẽ từ chối, cho dù họ có trả bao nhiêu tiền đi nữa.