Với Bonsai chủng loại Sam núi thì tìm được một gốc to và uốn lượn không phải là dễ. Với chậu Bonsai Sam núi mà tác giả Tần Kịch ( Tạp chí hoa cảnh ) phân tích : Khuyết điểm là nghệ nhân của tác phẩm đã để cho “ xương sườn, xương sống phơi ra” một cách quá lộ liễu khi muốn khoe đường nét của thân chính. Vì đã “ vạch ngực” nên thân chính bị phơi bày, trống trải từ gốc đến ngọn.
Tác phẩm Bonsai 3 thân này gốc khá hoàn chỉnh trong bố cục và phân cành; 3 thân cao thấp trong tổng thể tam giác của dáng nghiêng ( H1, H2).
Rễ cây Bonsai dù to và hơi thô nhưng được cái là lan tỏa đều 4 phía, tạo thế ổn định, vững chắc ( H3, H4)
Kích thước 3 thân hơi tương đồng về đường kính đã phần nào làm giảm đi giá trị nghệ thuật nhưng phải chấp nhận vì khó lòng gọt nhỏ hay nuôi dưỡng cho 1 trong 3 thân chóng lớn như những chủng loại cây khác.
Nên có một, hai cành nhỏ che mờ phía trước, không phải che khuất tầm nhìn mà tạo sự ẩn hiện, mờ ảo cho thân chính, tạo sự hấp dẫn, thu hút người xem!
Theo Tần Kịch-Tapchihoacanh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét