Mặc dù không có tài liệu xác thật của các bậc tiền bối lưu lại, nhưng chúng ta đoán được ý nghĩa và thời gian phát sinh ra món thuốc trấn an tinh thần bằng loại kiểng cổ này.
Bắt nguồn từ danh từ “ Vườn thượng uyển”, chúng ta hiểu ngay là nơi giải trí cho thân tộc của Hoàng cung hay các vị cao cấp của triều đình trong ngày Hội.
Phần dân chúng bên ngoài, cứu xét và công nhận sự hữu ích của cây kiểng cổ nên các phú hào, có cơ sở rộng bắt đầu xây dựng những vườn hoa tư, rồi các địa phương có dân cư đông thiết lập ra vườn công cộng hay là các công viên hiện có ở thành phố với mục đích kể trên.
Thành phần kiểng cổ trang trí trong vườn từ trước đến nay vẫn là cây cổ thụ trong chậu to hay trong hộc gạch xây dưới đất. Ngoài cây kiểng, có dậm thêm ít hoa với màu sắc xinh tươi và có nơi xây thêm hòn non bộ tô điểm bằng cây xanh trong hộc đá hay là hồ cá cảnh mà các bậc tiền bối của chúng ta gọi là “Sơn – Thủy – Mộc cảnh”
Kiểng cổ thụ từ xưa lưu lại gồm các giống quen thuộc như : Sanh, Si, Sung, Sộp, Bồ đề, Keo, Duối, Tùng chiếm đa số, kế đến cây có hoa như : Ngâu, Nguyệt quế, Mai chiếu thủy, Mai vàng, Bông giấy và dần dần có thêm cây ăn quả như : Me, Khế, Ổi, Mãng cầu, Cần thăng, Kim quýt. Một số giống mới được chọn thêm do dáng đẹp như : Găng tu hú, Bằng lăng, Thiên tuế và gần đây có thêm giống Hồng tràm du nhập từ châu Úc.
Có nhiều danh từ về thế uốn sửa, nhưng căn cứ theo số lượng cùa các mẫu tồn tại, chúng ta kết luận như sau :
-Thế hồi đầu thương (Võ)
-Thế hồi đầu trung (Văn võ)
-Thế hồi đầu hạ (Văn)
-Thế tàng hồng tâm
-Thế tàng bán nguyệt
-Thế tàng hồng nhật
-Thế xuy phong mẫu tử
-Thế Long tnăng
-Thế tiều phu quải tử
-Thế vũ trụ
-Thế long giáng
-Thế nhất trụ kình thiên.
*Thế phụ tử hay mẫu tử: với một cành lớn từ gốc vươn cong và thẳng ngọn như một đứa bé gần cha hay mẹ.
*Thế Tỷ muội hay Đồng khoa : với thế này, cây mẹ từ trước phải có 2 cành chính, xuất phát từ gốc. Cành uốn sửa thành một cao, một thấp với ý nghĩa “ chị em”. Nếu 2 cành uốn bằng nhau như một đôi bạn thì gọi là Đồng khoa.
Về các thế khác, dựa vào sưu tập kiểng cổ có dịp chưng bày trong Hội hoa xuân của thành phố mấy năm qua, chúng ta chỉ còn thấy ít dạng cây sửa theo thế long giáng, Long thăng, Kim tự tháp mà thôi.
Cách xếp cành – chiết chi : Các mẫu cây cũ thường sắp xếp theo thế:
– Chiết chi nhị diện : là phân nhánh cành xen kẽ với khoảng cách tương đối đều đặn ở 2 bên cây.
– Chiết chi tứ diện : là chia cành theo hình khu ốc, thế này tạo ra dáng một hình tháp tròn đều.
Các cành ,chi trên thân cây được thu gọn thành hình quạt tròn hay hình trái xoan, có khi uốn theo hình rắn bò.
Kỹ thuật Bonsai – Lê Công Kiệt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét