Tán cây gồm tán đỉnh hay tán ngọn và tán của cành hay tán bên. Thông thường tán cây là một tổng thể hình khối tứ diện, nhưng hình thức nhìn từ trước hay nhìn một bên của khối tứ diện ấy có thể là hình tam giác nhọn, cũng có thể là hình xoan, hình dù, hình lọng hay hình nấm. Tán tổng thể của cây không quyết định dáng thế của cây nhưng chúng tạo ra nét đẹp, phong thái của cây.
Tán ngọn nằm ở phần cao nhất của cây ( trừ trường hợp thác đổ), và như vậy tán ngọn bao gồm ngọn cây và nhiều tán bên cạnh nó chứ không phải chỉ là một phần ngọn duy nhất . Các cành ở phần ngọn này dù nhỏ và khít nhau nhưng vẫn phải sắp xếp xoắn ốc và tuân theo qui luật dưới (to, thưa)/trên ( nhỏ, khít). Hình dáng, kích thước tán ngọn phải phù hợp với tán của cây : ví dụ tán tổng thể là hình dù thì tán ngọn phải vòm cung, chứ không thể là bằng hay nhọn được .
Tán bên là tán của các cành và các chi của cành đó ( cành thứ cấp). Như vậy khi cành nhỏ (thường là cành phía trên) thì chỉ có một hoặc vài ba tán, nhưng đối với cành lớn ( thường cành dưới, gần gốc cây) thì tán bên là tập hợp của nhiều tán của nhiều chi.
Sư phân cành thứ cấp ( phân chi) thường ảnh hưởng đến độ dày mỏng của tán bên và tạo nên nét đẹp tự nhiên của cây Bonsai.
Trong quá trình tạo tác, chúng ta còn chịu ảnh hưởng của sách vở, gò ép trong khuôn mẫu, khiến cho cây Bonsai mất tự nhiên. Chúng ta luôn bám sát cành 1, cành 2, cành 3 một cách bài bản, thứ tự. Lại nữa, chúng ta phân chi trong mỗi cành theo thứ tự trái phải, dích dắt theo khuôn mẫu lưỡng phân, nhị diện như kiểng cổ. Điều này làm cho các tán trở nên mỏng, không có độ dày phù hợp, khiến cho tổng thể các tán rời rạc, hở và thưa (âm dương chia cắt lộ liễu, không ấm), hoặc đôi khi nặng nề.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét