Bonsai cần phải được thay chậu, thay đất vì những lý do sau:
– Khi cây bonsai tăng trưởng , nó dần tạo ra nhiều rễ chằng chit trong chậu và đôi khi rễ bắt đầ thối rã.Bằng cách thay chậu ta có thể tháo gỡ rễ ra và cắt tỉa làm giảm số lượng rễ
– Thay chậu là cách để bổ sung hàm lượng phân bón trong đất bị giảm dần theo thời gian.
-Thay chậu là cách để ta thay đất nhầm phục tráng đất trong chậu
Phương pháp thay chậu bonsai
1.Làm sạch
Trước khi bắt đầu công đoạn này, không nên tưới nước nhiều cho cây ta gọi là phép sấy khô (nhưng không quá nhiều, nếu không cây sẽ bị ảnh hưởng) nhằm mục đích để dễ tách cây ra khỏi mép chậu. Lưu ý khi nới lỏng đất bằng đũa (hay bất kỳ cây nào mạnh, thon với một đầu nhọn đều có thể dùng được), mỗi lần nạy đều phải theo hướng rễ mọc, nghĩa là từ thân đi ra ngoài và hướng xuống.
* Bước thứ nhất:
- Dùng kẹp lấy tất cả rêu trên bề mặt đất;
- Lấy cây ra khỏi chậu cùng với đất vốn có thể nới lỏng khỏi mép chậu.
* Bước thứ hai:
Đánh dấu trên bề mặt đất sao cho 1/3 đất nằm bên trong dấu, xung quanh thân cây và 2/3 nằm bên ngoài. Nếu định sử dụng một chậu mới có kích cỡ khác, cũng đánh dấu tương tự sao cho vùng bên trong dấu tương ứng với 1/3 bề mặt của chậu mới. Tất cả đất bên ngoài dấu sẽ được bỏ đi. Nếu đất thật sự quá cứng, có thể dùng thanh sắt để lấy phần vỏ cứng bên ngoài, nhưng hãy cẩn thận để không hại đến rễ.
*Bước thứ ba:
Từ 1/3 đất gốc còn giữ lại hãy bỏ đi ½. Nhưng lần này thực hiện theo độ dày của đất, nghĩa là chia nó làm hai và bỏ đi phần nằm dưới.
*Bước thứ tư:
Làm mỏmg phần đất xung quanh rễ bằng cách : nhìn vào bề mặt đất, ta thấy nó như là phần vỏ của chiếc bánh nướng đã được chia thành nhiều miếng mỏng. Sự phân tán của rễ đi từ thân và lộ ra trên bề mặt. Lúc này cứ hai miếng đất ta lấy đi một. Phần đất còn lại sau bước thứ tư này sẽ được giữ xung quanh rễ cho đến lần thay chậu kế tiếp. Đây là việc làm cần thiết khi đất cũ và cứng.
2. Cắt tỉa rễ
Không bao giờ cắt thẳng rễ trên bề mặt theo chiều thẳng, mà phải luôn cắt theo chiều nghiêng. Nếu cây khỏe mạnh thì sau khi đã hoàn tất giai đoạn làm sạch, ta sẽ thấy cây có nhiều rễ dài. Rễ chính ở bên dưới được cắt ngắn khoảng 1/3, nghĩa là chiều dài rễ về sau sẽ mọc qua khỏi phần trung tâm của lớp vỏ cũ, nhìn chung phải tương đương với chiều dài giữa thân và rìa bên ngoài phần trung tâm. Rễ thấp nhất ở bên dưới thân và rễ chính thường được cắt rất ngắn, gần với lớp đất cũ. Nhưng với trường hợp cây thường xanh lá kim thì phần rễ còn lại phải lớn hơn một chút. Nếu thấy cây có rễ cái nặng, thì nên cắt nó càng gần thân càng tốt, miễn là tình trạng của cây cho phép nó chịu được cách xử lý như thế. Còn nếu cây không khỏe mạnh, rễ cái phải được cắt ngắn từ từ qua vài năm như khi trồng Bonsai từ cây còi cọc tự nhiên.
Nghệ thuật chăm sóc cây cảnh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét