Việc uốn cành, tạo nhánh Bonsai là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi bonsai nào cũng phải thực hiện. Thông thường, tùy vào loại cây mà người làm bonsai sẽ biết nên chọn thời điểm nào để uốn cành.
Trongraulamvuon.com xin giới thiệu vài điều cơ bản trong việc tạo nhánh cho Bonsai
- Tạo những nhánh cây sao cho chúng không mọc ngang, hoặc không để những nhánh cây mọc đâm ngang thân cây.
- Trên nhánh không nên để lộ những nút mắt sần (làm cho người xem chú ý đến nó).
- Nhánh đầu tiên nên được đặt nằm ở khoảng 1/3 chiều cao thân cây tính từ gốc.
- Còn những nhánh cây được ghép thành công nên để chúng nằm ở những vị trí trong khoảng 1/3 thân cây còn lại tính đến ngọn cây.
- Nhánh cây cần phải cho chúng mọc ra từ phía bên ngoài của những điểm uốn (để không làm nhánh cây bị phình ra).
- Đường kính nhánh cây nên được cân đối với thân cây. Những nhánh cây được xem là quá khổ là những nhánh có đường kính dày hơn 1/3 đường kính thân cây.
- Nếu cho nhánh thứ 1 mọc ở bên trái thì nhánh thứ 2 sẽ để nó mọc bên phải và ngược lại (khi đó nhánh thứ 3 nên để nó mọc phía sau).
- Nên để những nhánh cây mọc xen kẽ nhau, không nên để chúng mọc song song.
- Nên giảm bớt kích thước và đường kính của những nhánh cây nếu không thì chúng sẽ trông như là đang leo lên.
- Nên chừa một khoảng trống đủ rộng giữa những nhánh cây.
- Nên để những nhánh đầu tiên hay những nhánh thứ 2 (còn gọi là nhánh trái và nhánh phải) hướng về phía trước, phía trung điểm của tầm nhìn để thu hút người xem.
- Những nhánh thứ nhất, thứ hai, thứ ba nên được để cách với nhánh ở phía sau 120o để tránh trường hợp chúng tự che nhau ở phía sau cây.
- Trên thân cây, mỗi vị trí chỉ nên tạo một kiểu nhánh, không nên để chúng vừa mang hình bánh xe vừa mang hình nan hoa hay là để những nhánh cây xoắn lại hoặc những nhánh cây thẳng đuộc (vì như thế chúng sẽ tự làm chúng trông rất vô duyên).
- Nên tạo hình những nhánh cây sao cho chúng tạo thành một hình tam giác lệch với ngọn cây tượng trưng cho trời, góc ở giữa tượng trưng cho con người và góc ở phía dưới tượng trưng cho mặt đất.
- Nên để những nhánh thuộc lớp thứ 2 mọc xen kẽ trái và phải và cần phải tuân theo những qui tắc chính trong cách sắp nhánh cây, ngoài ra, không để những nhánh cây khác mọc chỉa lên hay chỉa xuống. Như vậy ta sẽ tạo ra được một lớp đệm lá.
- Để tạo ảo giác cho cây bon sai già, ta để những nhánh phía dưới cây rũ xuống. Những thân cây tươi trẻ thì có nhiều nhánh mọc vươn lên. Với những nhánh ở gần ngọn ta nên tạo dáng sao cho chúng nằm ngang hoặc mọc vươn lên từ khi chúng còn là những nhánh non.
- Nhìn chung ta nên tạo dáng sao cho những nhánh cây đổ xuống tuân theo các qui tắc dành cho những thân cây thẳng, ngoại trừ thân cây mọc nghiêng.
- Đối với những cây đôi, không nên để những nhánh cây xen vào giữa các cây vì chúng sẽ đâm ngang vào thân cây. Khi đó những nhánh cây gần phía ngoài các cây sẽ tạo nên một hình tam giác “lá”.
- Không để những tán lá che khuất “jin”.
*Ghi chú : “Jin” là gì?
Người ta thường áp dụng kỹ thuật tạo “Jin” cho cây thông, cây tùng cối và một số loại cây có quả hình nón khác để chỉ ra chỗ nào có cành chết, bị khô đi, và cuối cùng là bị ánh nắng mặt trời tẩy trắng. Kỹ thuật này sẽ giúp tạo ra một hình tượng về tuổi tác của cây, và để tái tạo một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra ở những thân cây mọc hoang dã ở ngoài đồng. Tuy vậy, mặc dù cũng có vài ngoại lệ, nhưng kỹ thuật tạo “Jin” không thích hợp lắm với những loài cây rụng lá hay cây lá rộng. Không như một số cây có quả hình nón, cành chết sẽ khô đi và lưu lại vết, còn cành của những thân cây rụng lá, cây lá rộng mọc hoang dã ngoài đồng sẽ bị mục rữa nhanh chóng và rời khỏi thân cây.
Đối với những cây bonsai thuộc loài cây rụng lá, “Jin” vừa trông có vẻ không tự nhiên và không thực đối với những cặp mắt tinh tường, mà nó còn khó bảo vệ nữa. Đối với những cây thuộc loài này ở ngoài tự nhiên, vết thương đó chắc chắn sẽ bị thối rữa rất nhanh.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét